Đạo diễn Lê Hoàng khẳng định người Việt trẻ nằm trong số kém vui nhất thế giới, kém đến vô bờ, kém đến đau xót... chỉ vì không có thói quen này
Có một nghiên cứu khoa học nghiêm túc gần đây đã công bố, các thiên tài, trong cả nghệ thuật lẫn khoa học, đều có tính cô độc rất cao. Họ thường không thích đám đông, không thích tụ tập và chia sẻ. Họ chả quan tâm gì tới chuyện hòa đồng. Họ luôn luôn không nhiều bạn... Trong khi đó, người Việt mình lại thích đám đông, thích tụ tập.
- 11-08-20187 bài học cuộc sống đắt giá với người trẻ mãi đến năm 40 tuổi cựu cố vấn Apple mới nghiệm ra
- 06-08-2018Bài phát biểu sửng sốt tại Standford về định hướng thành công cho người trẻ: Bi kịch lớn nhất là một người trưởng thành sợ ánh sáng
- 03-08-2018Bài diễn thuyết thức tỉnh người trẻ: Đừng đuổi theo đồng hồ của người khác, sống có mục đích thì thành công sẽ theo đuổi bạn!
- 30-07-2018"Mẹ, con xin lỗi, con mắc bệnh rồi!": Bức tâm thư của một du học sinh mắc bệnh ung thư máu khiến hàng triệu người trẻ bừng tỉnh
Lần gần đây nhất, bạn đi xem phim - một mình, là khi nào? Bạn đi du lịch - một mình, là khi nào? Bạn lựa chọn việc tận hưởng giây phút nghiền ngẫm một cuốn sách, hay vội vã cùng bạn bè tụ tập ở một quán trà sữa, một tiệm game nào đó? Bạn chỉ muốn đi chơi theo nhóm, tuyệt nhiên sợ hãi việc hoạt động một mình. Bạn có biết, việc hòa theo đám đông đã vô tình khước từ quyền - được - tận hưởng - một mình... của bạn hay không? Lâu dần việc tìm niềm vui trong đám đông đã triệt tiêu đi niềm hạnh phúc tự thân bên trong bạn. Bạn quên mất rằng, tìm niềm vui trong chính bản thân, niềm vui một mình...mới là quan trọng nhất.
Mới đây, đạo diễn Lê Hoàng đã có một chia sẻ rất thú vị về Niềm vui một mình, một thói quen tốt nhưng cực kỳ thiếu trong bộ phận giới trẻ Việt Nam. Vị đạo diễn còn đưa ra lời khuyên chân thành dành cho những người chỉ biết bám víu vào đám đông ồn ào mà quên cách tự tạo lập niềm vui cho chính mình.
Trong cuộc sống của chúng ta, bất cứ cái gì, từ ăn uống đến du lịch, từ học hành đến công việc, từ chơi bời đến tụ tập, quan trọng nhất là vui. Cho nên hễ kể cho ai nghe một sự kiện gì đó, để đánh giá nó, ta thường được hỏi: Vui không?
Tuy nhiên, tôi có thể mạnh dạn tuyên bố một cách hùng hồn rằng người Việt Nam mình nằm trong số kém vui nhất thế giới, kém đến vô bờ, kém đến đau xót, kém đến đáng thương, đơn giản vì chúng ta hầu như không có thói quen, không biết hoặc không rèn luyện việc sao cho vui một mình.
Vậy vui một mình là gì?
Chỉ cần lên Facebook, mà có thể nói một cách không ngoa, là tấm gương phản chiếu xã hội, ta sẽ thấy hầu như tất cả mọi người đều đăng hình các cuộc vui khi tụ tập bạn bè. Đám trẻ thì đi chơi chung. Đám già thì họp lớp, họp bạn cùng công ty, cùng quê hương, cùng một sự kiện. Nói cách khác, vui lúc nào cũng kèm theo đông. Đông thì vô tận, cả trăm người cũng được, hai ba người cũng được.
Rất ít người đăng hình lên facebook đang đơn độc với niềm vui. Thường khi có một mình, chủ yếu chỉ toàn tâm trạng. Trong khi tôi lại cảm nhận một cách rõ ràng, nhiều thứ trên đời này phải cảm hưởng một mình mới trọn vẹn được. Ví dụ khi đọc sách, ví dụ như nghe nhạc, ví dụ như uống trà, xem tranh, thậm chí ngắm một cô gái đẹp.
Vì một mình mới tập trung. Một mình mới đủ thời gian, một mình mới không sợ phân tâm và không bị động. Chỉ những ai hay đi một mình mới hiểu điều này.
Có một nghiên cứu khoa học nghiêm túc gần đây đã công bố, các thiên tài, trong cả nghệ thuật lẫn khoa học, đều có tính cô độc rất cao. Họ thường không thích đám đông, không thích tụ tập và chia sẻ. Họ chả quan tâm gì tới chuyện hòa đồng. Họ luôn luôn không nhiều bạn.
Trong khi đó, những kẻ nhạt nhẽo, tầm thường, không tốt cũng không xấu, không giỏi cũng không dốt, luôn luôn ở mức độ trung bình thì lúc nào cũng muốn "tụ" lại với nhau, từ ăn nhậu đến làm việc đều phải gọi ai đó và kéo ai đó, chứ ngồi một mình sẽ chả biết xoay sở ra sao.
Cổ nhân có câu "Bất độc bất anh hùng", ở đây vừa độc đáo lại vừa cô độc, dám nghĩ và dám làm, dám sống, không cần phải ai hưởng ứng, không cần hỏi ý kiến đám đông.
Những kẻ thích tụ tập đông và chỉ có khả năng hạnh phúc khi chung quanh đầy bạn bè chắc chắn sẽ bảo rằng như thế là có tính tập thể, tính đoàn kết, luôn nghĩ tới người khác và được người khác nghĩ tới mình.
Điều ấy chả phải toàn sai, nhưng rất nhiều khi là ngụy biện, là thầm kín che dấu sự yếu ớt của bản thân.
Hậu quả là rất nhiều khi, trước khi bước khỏi nhà người Việt mình nghĩ đến đầu tiên là phải rủ ai đó, nếu không có thì không đi, không tham gia. Và ngay cả khi tới một chỗ một mình thì cũng nhanh chóng, vội vã ngó ngang ngó dọc xem có ai quen hay không.
Cái thói không biết sống, không dám sống và không thể sống và vui một mình đâu chỉ ảnh hưởng tới ăn uống, vui chơi. Nó đã khiến cho rất nhiều người rơi vào bi kịch.
Nhiều cô gái, phải nhắm mắt lấy chồng, nhiều cụ ông cụ bà khi người kia chết đi bỗng trở nên khủng hoảng, chả mấy chóc chết theo, chỉ cần nhìn chung quanh cũng đầy ra những tấm gương như thế.
Tại sao trên thế giới ngày càng nhiều phụ nữ không chồng và đàn ông không vợ? Có nhiều lý do để giải thích điều này nhưng một lý do quan trọng là kỹ năng sống một mình trong xã hội ngày càng phát triển và ngày càng được đánh giá cao.
Những người sống một mình chân chính hoàn toàn không ích kỷ, không bo bo giữ của hoặc cô độc cáu bẳn. Ngược lại, họ vui nhiều hơn hưởng thụ được nhiều hơn, đi đây đi đó nhiều hơn những kẻ cứ "ríu vào đám đông" rất xa.
Chỉ cần thay từ "một mình" bằng từ "độc lập" thì ai cũng đồng ý. Mà kỹ năng sống độc lập, biết tự giải quyết các vấn đề của bản thân, không nhờ cậy vào ai là điều cha mẹ nào cũng muốn ở con cái mình. Và điều đó không phải tự thân mà có. Nó phải được giáo dục và rèn luyện từ rất nhỏ. Khi còn thơ ấu đã được cha mẹ cho ngủ một mình, lúc đi học biết đi một mình, về một mình và ở nhà một mình.
Rất nhiều người chúng ta đã ca tụng nền giáo dục Nhật Bản khen nó đã làm nên những công dân tuyệt vời. Nhưng chỉ cần để ý kỹ sẽ thấy các bà mẹ Nhật luôn luôn để con tự mang cặp sách dù nặng tới đâu, luôn luôn để nó ngã phải tự đứng lên và phải biết tự lên xe buýt đi học hàng ngày không có ai dắt tay. Tất cả những điều ấy làm ra một xã hội có năng suất lao động cao nhất thế giới.
Nói tóm lại, tôi khuyên các bạn hãy thử nhìn lại bản thân, nếu chúng ta mỗi ngày hay mỗi tuần, không có hoặc có quá ít những niềm vui mà chỉ cá nhân mình mới hưởng thụ được, không cần chia sẻ với ai, chúng ta hãy lo lắng và nhanh chóng thay đổi!
Trí thức trẻ