Đạo dùng tiền của Tống Giang - thủ lĩnh Lương Sơn Bạc, gợi mở 3 đạo lý khi tiêu tiền: Bỏ ra ít nhưng thu lại được nhiều
Trong cả bộ truyện “Thủy Hử”, Lương Sơn Bạc có 108 vị anh hùng, ai cũng là nhân tài, trong số họ, Tống Giang tài mạo bình thường, giàu có không bằng Sài Tiến, võ nghệ không bằng Lâm Sung, dũng mãnh không bì được với Lỗ Trí Thâm, nhưng lại là người ngồi lên chiếc ghế duy nhất trong sơn trại. Trong số anh hùng vô số như vậy, Tống Giang dựa vào đâu có thể “xuất đầu lộ diện” được như vậy? Một trong những nguyên nhân chính là đạo dùng tiền của ông.
- 04-01-2020May mắn hết phần thiên hạ: Vừa trúng số độc đắc 60 tỷ thì hay tin con trai chiến thắng bệnh ung thư
- 04-01-2020Độc đáo thú vui "Trà ga" ở Huế: Chốn lui về của những người trẻ yêu thích sự tĩnh lặng
- 04-01-2020Kỹ sư Hồ Quang Cua - Cha đẻ của giống gạo ngon nhất thế giới: Ban đầu mình tính làm chơi thôi!
Tục ngữ nói "có tiền có thể sai thần khiến quỷ", nhưng nhiều tiền quá cũng không tốt, chẳng hạn như Sài Tiến, gia tài bạt ngàn, sử dụng tiền để chiêu mộ nhân tài, thậm chí còn từng cứu trợ Tống Giang, nhưng vì sao lại chỉ có được danh hiệu Tiểu toàn phong, không có được danh tiếng như Tống Giang? Nguyên nhân là bởi Sài Tiến không biết dùng tiền, nên dù tiền nhiều tới đâu cũng sẽ trôi hết theo dòng nước. Còn Tống Giang thì khác, đạo dùng tiền của ông gợi mở ra 3 đạo lý khi tiêu tiền cho chúng ta.
Thứ nhất: Dùng tiền không ở nhiều mà quý ở thời cơ
Tống Giang từ khi bắt đầu làm quan cho tới khi gặp được Võ Tòng, Lý Quì đều cho thấy cách dùng tiền của ông. Chúng ta đều biết, Tống Giang chỉ có một chút gia sản, nhưng mỗi một lần tiêu tiền của ông đều rất đúng thời cơ, dùng ngôn ngữ đánh động lòng người, "tiêu ít tiền nhưng làm được việc lớn".
Lần đầu tiên Tống Giang gặp được Võ Tòng là khi hai người đều cùng phạm tội và gặp nhau tại phủ của Sài Tiến. Tống Giang sau đó đã ngay lập tức mời Võ Tòng cùng mình ngày ngày uống rượu, đồng thời còn bỏ ra 2 lượng bạc mua quần áo cho Võ Tòng, thể hiện sự quan tâm chu đáo với người huynh đệ mới quen này.
Đến ngày Võ Tòng rời phủ, Sài Tiến và Tống Giang cùng nhau tiễn Võ Tòng. Sài Tiến muốn tặng Võ Tòng không ít ngân lượng, thậm chí còn bày cả tiệc rượu, nhưng chỉ có được lại một câu "quả thực đã làm phiền đại quan nhân quá".
Ngược lại Tống Giang tỏ ra quyến luyến, không nỡ xa Võ Tòng, điều này khiến Võ Tòng vô cùng cảm động, thậm chí còn kết bái huynh đệ với Tống Giang. Lúc này, Tống Giang bắt được chuẩn thời cơ, khiến Võ Tòng nhận 12 lượng bạc, khiến lòng cảm kích của Võ Tòng với Tống Giang tăng thêm một bậc. Tống Giang biết cách dùng tiền hơn Sài Tiến, có thể thấy thời điểm dùng tiền là vô cùng quan trọng.
Điều này nói với chúng ta rằng, lúc giúp người, phải tìm đúng thời cơ, nếu không thì không những không nhận lại được sự cảm kích nên có, mà ngược lại còn khiến đối phương không khó xử. Đạo dùng tiền, quý ở thời cơ, chúng ta cần phải biết nắm bắt thời cơ, đem lại cho người khác cảm giác được sưởi ấm giữa mùa đông lạnh giá, có như vậy mới phát huy được tối đa hiệu quả của việc dùng tiền.
Võ Tòng trên màn ảnh nhỏ
Thứ hai: Dùng tiền không ở nhiều mà quý ở dùng đúng chỗ
Tống Giang không chỉ đơn thuần là người biết lấy lòng người mà còn là một người có "dã tâm", Tống Giang mỗi lần tiêu tiền đều là tiêu vào những việc có giá trị, dùng tiền đúng chỗ.
Khi Tống Giang phạm tội, bị đày sang Giang Châu (nay là Giang Tây), có đi qua Yết Dương cùng với hai công sai áp giải. Tại trấn này ông gặp Tiết Vĩnh đang mãi võ kiếm ăn. Do không xin phép anh em họ Mục nên Mục Xuân cấm dân chúng cho tiền Tiết Vĩnh. Người dân vì sợ uy thế anh em họ Mục nên không ai cho Tiết Vĩnh một đồng nào, chỉ có Tống Giang không màng tới lệnh cấm của Mục Xuân, cho Tiết Vĩnh năm lạng bạc. Cũng nhờ chuyện này, Tiết Vĩnh đã làm quen với Tống Giang.
Mục Xuân cùng anh là Mục Hoằng sau đó vì muốn trút cơn giận đã truy đuổi Tống Giang, Tiết Vĩnh khắp trấn. Về sau, anh em họ Mục biết được là Tống Giang thì vui mừng khôn tả, đoạn kết bái huynh đệ. Sau vụ cướp pháp trường Giang Châu, Tống Giang và Đới Tung được cứu, Tiết Vĩnh cùng anh em họ Mục, Trương Hoành, Trương Thuận, Lý Tuấn, Lý Lập và anh em Đồng Uy, Đồng Mãnh theo Tống Giang với Đới Tung cùng lên Lương Sơn Bạc.
5 lạng bạc tuy ít ỏi nhưng phát huy được tác dụng của 50 lạng bạc, đây chính là cái gọi là dùng tiền đúng chỗ cần thiết. Nó nói với chúng ta rằng, muốn giúp đỡ người khác cũng phải dùng đúng chỗ, có thể thực sự giải quyết được nhu cầu của họ mới có thể đạt được hiểu quả "bỏ ra ít nhưng thu lại được nhiều".
Tống Giang và huynh đệ trên màn ảnh nhỏ
Thứ ba: Dùng tiền không ở nhiều, quý ở không cầu báo đáp
Tống Giang là một người vô cùng biết cách lấy lòng người, đồng thời cũng biết dùng tiền một cách tốt nhất. Tục ngữ nói, "tiền vốn là vật ngoài thân", Tống Giang quả thực coi tiền là hư vô, không chỉ dám bỏ tiền ra mà còn chưa bao giờ mong được báo đáp lại.
Tiều Cái và huynh đệ bị truy nã vì cướp sinh thần cương, Tống Giang không ngại nguy hiểm báo việc này với Tiều Cái, Tiều Cái và huynh đệ sau khi thoát lên được Lương Sơn đã nhớ tới ân nghĩa của Tống Giang nên đã sai Lưu Đường tặng cho Tống Giang rất nhiều vàng bạc, nhưng Tống Giang lại chưa bao giờ mong nhận lại báo đáp từ ai, ông kiên quyết từ chối.
Cuối cùng vì không thể từ chối được nữa, Tống Giang mới đành nhận, còn viết cho Tiều Cái một bức thư thể hiện sự cảm kích, việc này khiến tình cảm giữa hai bên trở nên thân thiết hơn một bậc, đồng thời cũng tạo ra được nền tảng tình cảm rất tốt cho Tống Giang sau này lên Lương Sơn.
Điều này nói với chúng ta rằng, lúc giúp đỡ người khác, không nên mong mỏi "tỷ suất hoàn vốn cao". Nếu bạn giúp người vì cái tâm, vì bản tính lương thiện mà không cầu mong có lại được sự báo đáp của người khác, chưa biết chừng bạn sẽ có lại được những thứ ngoài tưởng tượng của bạn.
Tống Giang và Tiều Cái trên màn ảnh nhỏ.
Có thể thấy, dùng tiền không phải chuyện đơn giản, đó là cả một nghệ thuật, chúng ta không thể nào cứ cậy có nhiều tiền thích vung tiền lúc nào thì vung, phải dùng tiền một cách trí tuệ như Tống Giang, mới có thể đạt được hiệu quả "bỏ một được mười". Chúng ta khi giúp người, giống như một quý nhân vậy, nhìn ra được nhu cầu của đối phương, kịp thời đưa tay ra giúp đỡ, đồng thời cũng phải đúng lúc, không cầu báo đáp, nói không chừng sẽ gặp được những cơ hội không ngờ tới.
Trí thức trẻ