Đạo lý "phúc hoạ tương sinh": Tâm thái tốt của người sống ung dung tự tại giữa lúc dầu sôi lửa bỏng
Càng những lúc khó khăn trùng điệp giữa dịch bệnh, mới lại càng thấm thía: Một người thực sự có phúc không nhất thiết phải là người kiếm được nhiều tiền, cũng không nhất thiết phải sống trong một ngôi nhà lớn, mà mấu chốt chính là nằm ở chỗ tâm thái tốt hay không tốt. Người mà có những tâm thái sau thì thực sự là người có phúc.
- 27-03-2020Sinh năm 1994, lương tháng 15 triệu nhưng tự sở hữu 2 căn nhà: Tiết kiệm đã khiến cuộc đời tôi thay đổi như thế nào?
- 22-03-2020Người đạt được thành tựu lớn trong sự nghiệp đều hiểu thấu "cuộc đời không giống như mơ": Luôn giữ vững sự tò mò, linh hoạt, kiên trì và tính lạc quan...
- 21-03-2020Trải nghiệm 30 ngày tuyệt đối không có internet, tôi nhận ra: Chúng ta quá lãng phí thời gian để nghiền ngẫm cuộc sống của người khác mà quên sống cuộc đời của chính mình
Trong "Tinh hoa xử thế phương Đông – Thái căn đàm" tác phẩm kinh điển của tác giả người Trung Quốc Hồng Ứng Minh có viết như thế này: "Phúc thì không gì phúc hơn là sự việc ít, họa thì không họa gì hơn là tâm trạng nhiều. Chỉ có người khổ vì sự việc nhiều mới hiểu được ít sự việc là phúc. Chỉ có người tâm thái bình mới biết được tâm trạng nhiều là họa". Trong giai đoạn dịch Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay, mới thấy điều cần thiết của mỗi người là giữ cho mình một tâm thái bằng an giữa những chuyển biến xoay vần về công việc, giữa những đảo lộn trong nếp sống. Tâm thái không vững, rất khó để vượt qua giai đoạn sóng gió này.
1. Tiền nhiều tiền ít, đủ dùng là được
Mọi người đều muốn kiếm được nhiều tiền và muốn trở thành người giàu nhất trên thế giới. Tuy nhiên, khả năng kiếm tiền của mỗi người đều có hạn. Có một số người làm lụng vất vả cả đời mà vẫn không trở nên giàu có. Nếu họ chỉ vì vấn đề tiền nhiều tiền ít mà suốt ngày cảm thấy phiền muộn, thì cuộc sống của họ thật là đau khổ.
Tôi có một người chú họ, năm nay ngoài 50 tuổi, mỗi lần nói chuyện cùng với tôi, chú ấy đều than ngắn thở dài: cuộc đời của chú chỉ là con số 0, số phận đã định rồi, chú không thể trở nên giàu có được. Sự thật là chú ấy có trồng hơn mười mẫu vườn trái cây, thu nhập cũng khá, nhưng ngày nào cũng kể nghèo kể khổ. Khi thấy những người khác đã mua nhà trên thành phố, chú ấy cực kỳ lo lắng rằng sẽ không đủ tiền cho con trai mua nhà ở thành phố như người ta và chú ấy đã đến thành phố để dò hỏi, rồi cũng thở phào nhẹ nhõm khi thấy giá nhà đất ở đó.
Chú ấy còn muốn mua một chiếc xe ô tô, nhưng sợ rằng sau khi bỏ tiền ra mua xe sẽ khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn, vì vậy chú ấy đã từ bỏ ý tưởng này. Chú ấy luôn chắt bóp khoản tiền chi tiêu hàng ngày và bỏ tiền vào tiết kiếm, rồi sống "những ngày khó khăn". Chú luôn đem bản thân ra so sánh với những người giàu nhất làng, luôn thở dài và cảm thấy xấu hổ vì không bằng họ.
Trên thực tế, tuy thu nhập của chú ấy không hẳn là giàu có ở địa phương, nhưng cũng ở mức khá giả, và chú không hề hay biết rằng rất nhiều người dân trong làng ghen tị với chú. Nếu chú ấy biết điều chỉnh lối suy nghĩ của mình theo chiều hướng tích cực hơn, thì cuộc sống của chú chắc chắn sẽ hạnh phúc.
Tiền chỉ là vật ngoài thân, phải biết bằng lòng với những gì mình đang có. Khi một người nghĩ rằng tiền không phải là sự theo đuổi duy nhất của con người, không vì tiền bạc mà suốt ngày phiền não, như vậy người đó là người có phúc.
2. Hiểu đạo lý "Phúc họa tương sinh’’ và sống ung dung tự tại
Cuộc sống có lúc trầm lúc bổng, một người khi ở dưới vực thẳm của sự đau thương, không nên vì đó mà tuyệt vọng, bởi vực thẳm đau thương chính là điểm khởi đầu sự trỗi dậy của một người, chỉ cần bạn vượt lên được chính mình, không ngừng cố gắng thì mọi việc sẽ đi theo chiều hướng tốt. Khi một người gặp may mắn, nhưng rồi cũng có lúc sẽ vấp ngã và vận may cũng sẽ dừng lại ở đó.
Cổ nhân có câu: "Trong phúc có họa, trong họa có phúc." Một người nếu nhìn thấu được đạo lý đó thì thấy cuộc sống chẳng có gì đáng sợ.
Bác cả của tôi vài năm trước đây có nuôi rất nhiều dê. Một ngày nọ, khi đi núi thả dê, không may đã bị trượt chân té ngã, xương đầu gối bị gãy và mấy tháng liền không đi lại được. Nhiều người thân đã đến thăm hỏi động viên, nhưng bác vui vẻ nói: "việc nhỏ nhặt này mọi người không cần bận tâm, tôi bị ngã như thế này cũng là may rồi." Chuyện là bởi vì ngày hôm đó bác lo lắng mải suy nghĩ việc tìm đầu ra cho đàn dê của mình, không chú ý đường đi nên mới bị ngã. Khi bác nhập viện, người nằm cùng phòng bệnh với bác là chủ quán thịt dê, hai người ở viện với nhau một thời gian và đã trở lên thân thiết, sau đó hai người họ đã ký một thỏa thuận về việc mua bán dê, chính vì thế mà bác chẳng còn lo đến việc tìm đầu ra cho đàn dê của mình nữa.
Bác ấy bị ngã là chuyện xui xẻo, nhưng bác lại bán được cả đàn dê, nên bác rất vui, đúng là trong họa có phúc. Bác ấy đã biết nhìn sự việc từ nhiều góc độ khác nhau, biến chuyện không vui thành chuyện vui.
Người có phúc luôn hiểu được đạo lý "họa phúc tương sinh ", bất kể là phước lành đến hay bất hạnh đến, họ vẫn bình tĩnh, không hoảng loạn và phàn nàn. Bất kể kết quả nào, hãy từ từ đón nhận và thay đổi nó. Một tâm thái tốt như vậy phước lành sẽ tự đến với bạn.
3. Yêu ghét tùy duyên, thuận theo tự nhiên
Có những người luôn vương vấn mãi với mối tình cũ, khi đã chia tay rồi nhưng trong lòng vẫn canh cánh không yên, những suy nghĩ ấy cứ kéo dài từ ngày nay qua ngày khác, đôi khi còn khiện họ bật khóc vì không thể chịu đựng nổi.
Lý Hoa là cô bạn từ thủa nhỏ của tôi, khi học đại học, cô ấy đã yêu 1 anh chàng tên Vương Chính. Cổ ngữ có câu " nữ đại tam, ôm gạch vàng" tức là lấy những người phụ nữ hơn mình 3 tuổi, thường sẽ hiểu chuyện, ân cần với đàn ông hơn, nhưng nhiều người đàn ông không sẵn lòng chấp nhận rằng phụ nữ lớn tuổi hơn mình. Vương Chính là người như thế, anh ta đã không chấp nhận thực tế rằng Lý Hoa lớn tuổi hơn mình và hai người đã chia tay sau một thời gian làm bạn.
Sau khi tốt nghiệp Lý Hoa vẫn không quên được Vương Chính, cô ấy còn đến tận chỗ làm để tìm anh ta. Sau này, khi kết hôn, Vương Chính còn gọi điện nói với Lý Hoa rằng: cả đời này chúng ta không còn liên quan gì đến nhau nữa, xin hãy buông tay đi…"anh ta còn nói rất nhiều lời tàn nhẫn, nhưng Lý Hoa vẫn không tin đó là sự thật, thậm chí còn mù quáng hi vọng hai người sẽ có cơ hội tương phùng.
Hiện tại, Lý Hoa đã 35 tuổi rồi, vẫn còn độc thân, không thể hiểu quãng đời còn lại cô ấy sẽ sống như thế nào, nếu như không có ai ở bên chăm sóc cô ấy, cô ấy sẽ chấp nhận cô đơn đến già và hạnh phúc sẽ tự biến mất.
Những người thực sự có phúc họ sẽ không xem tình yêu là tất cả, nhưng khi có được tình yêu tốt, họ vẫn luôn trân trọng điều đó, mặt khác với những người không còn duyên nợ nữa thì nên để cho cả hai cũng yên lòng đi tìm hạnh phúc mới.
Yêu ghét tùy duyên, thuận theo tự nhiên, mang tâm thái này thì mới có thể giúp chúng ta vượt qua vòng xoáy của tình yêu, khi gặp đúng người chúng ta sẽ có được hạnh phúc đích thực.
4. Thích ứng với mọi tình cảnh, nơi đâu cũng là nhà
Một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc Tô Thức đã nói như thế này: nơi nào cho bạn sự bình yên nơi ấy chính là quê hương.
Hiện nay, có rất nhiều người từ vùng nông thôn muốn chuyển đến thành phố, từ thành phố nhỏ đến thành phố lớn, từ thành phố lớn ra nước ngoài sinh sống… Bên cạnh đó lại có người ở thành phố lớn muốn về vùng nông thôn để xây một ngôi nhà, muốn tìm một cuộc sống bình yên nơi đồng quê. Vậy, nơi nào mới thích hợp với chúng ta.
Có một số người đắn đo mỗi khi về nhà xem có nên về hay không. Khi tự mình lại xe đến 1 khu phố, dừng lại trước một ngôi nhà, ngồi lại trong xe suy nghĩ lại mọi chuyện, rồi mới đi vào nhà. Họ đắn đó khi về nhà không phải là nhà không đủ lớn mà là nhà không đủ ấm áp, nên cảm thấy mệt mỏi không muốn về…
Có người sau khi trở về nhà, thường xuyên cãi nhau qua lại với vợ, nhìn cái gì cũng không vừa mắt, vợ chồng bên nhau ngoài cãi vã ra thì lại im lặng, chẳng ai buồn nói chuyện với ai, nhìn những đứa con cũng cảm thấy khó chịu, đến cả bữa cơm cũng cảm thấy không ngon miệng…
Có người thì thân thể ở nhà những tâm hồn lại để bên ngoài. Họ từ lâu đã thay đổi rồi, họ không muốn ở nhà, họ muốn chạy trốn khỏi gia đình đó và đến bên người họ yêu…
Trong thực tế, một gia đình hạnh phúc là nơi mang lại cho người ta cảm giác an toàn. Sau khi trở về nhà, họ cảm thấy yên bình và hạnh phúc. Về nhà chính là trở về nơi mà có thể cùng người thân cười cười nói nói, vui vẻ bên nhau…
Người có phúc họ không quá quan tâm đến nhà của họ ở chỗ nào, to bao nhiêu mà chỉ cần sống cùng những người họ yêu thương, dành cho nhau sự bình yên và hạnh phúc, vậy là đủ.
Tóm lại: cuộc sống rất ngắn ngủi và loáng 1 cái là chúng ta đã già, không bệnh tật gì và không lo phiền điều gì, đó chính là phúc. Trong cuộc sống có biết bao nhiêu việc xảy ra, nếu bạn nhìn nhận sự việc một cách lạc quan hơn, từ từ giải quyết vấn đề, đó chính là phúc.
Trí thức trẻ