Đặt 1 chai nhựa rỗng dưới vòi rửa, bà nội trợ trung niên hét lên đầy sung sướng khi thấy hóa đơn tiền nước giảm còn 80 nghìn đồng
Chỉ với 1 mẹo hay, bà nội trợ trung niên đã giảm đáng kể hóa đơn tiền nước cho gia đình.
- 25-11-2024Bà nội trợ trung niên tiết lộ 5 sự thật về nồi chiên không dầu và lò nướng
- 09-11-2024Top 7 cách bảo quản thực phẩm chỉ bằng một chiếc hộp của bà nội trợ trung niên Hàn Quốc: Rẻ, đẹp và hiệu quả
- 11-08-2024Vòi nước inox, bồn rửa bị oxy hóa: Không cần hóa chất, áp dụng cách này vừa nhanh, đơn giản lại hiệu quả
Chai nhựa rỗng là vật dụng chẳng mấy xa lạ trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người có thói quen dùng xong chai nhựa sẽ vứt luôn, nhiều người lại tích trữ để bán phế liệu kiếm chút tiền.
Bên cạnh đó, cũng có không ít người có thói quen giữ lại chai nhựa để tận dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như tạo chậu cây, tái sử dụng làm bình nước, dùng làm đồ trang trí... Điển hình nhất, 1 bà nội trợ trung niên tại Trung Quốc đã sử dụng chai nhựa rỗng để tạo ra món đồ giúp "tiết kiệm nước", kể từ đó chỉ phải trả 80.000đ tiền nước mỗi tháng, dù gia đình bà có đến 4 thành viên.
Cách thực hiện
1. "Tạo hình" cho chai nhựa
Mẹo tiết kiệm nước của bà nội trợ không chỉ hiệu quả mà còn dễ thực hiện, bởi vì nguyên liệu chính chỉ cần dùng đến 1 chai nhựa rỗng.
Sau khi tìm được chai nhựa sạch sẽ, chỉ cần cắt một lỗ tròn nhỏ ở giữa thân chai. Lưu ý cần căn chỉnh kích thước lỗ tròn sao cho vừa vặn với kích cỡ vòi nước của gia đình, thậm chí nên nhỏ hơn một chút để khi đặt vòi nước vào trong thì chúng sẽ khớp hoàn toàn, tránh việc vòi nước bị tuột ra trong quá trình sử dụng.
Khi cắt xong, có thể dùng bật lửa hơ qua phần cắt để làm mịn các góc cạnh, nhằm tránh làm xước tay và tăng tính thẩm mỹ cho chai nhựa.
2. Lắp đặt chai nhựa
Khi đã hoàn thiện xong bước tạo hình, chỉ cần cho đầu vòi nước vào lỗ tròn của chai nhựa. Vì lỗ cắt nhỏ hơn 1 chút so với kích cỡ vòi, nên chúng sẽ cố định chắc chắn với nhau, kể cả khi buông tay ra hoặc không có điểm tựa thì cũng không sợ bị rơi ra ngoài.
Hiệu quả mang lại
1. Tiết kiệm nước
Nắm được cách "biến hóa" chai nhựa, nhưng chắc hẳn nhiều người vẫn chưa hiểu tại sao nó có thể tiết kiệm nước, thậm chí còn giúp bà nội trợ giảm tiền nước xuống còn 80.000đ/tháng?
Thực ra cơ chế rất đơn giản. Mỗi lần mở vòi nước, trong lúc chúng ta rửa đồ hay làm việc gì đó, sẽ có vài giây nước chảy mà không được sử dụng. Chính trong những giây phút đó, lượng nước đang âm thầm bị lãng phí 1 cách không thương tiếc. Dần dần tích tiểu thành đại, qua thời gian, đây chính là nguyên nhân sâu xa khiến hóa đơn tiền nước tưởng rẻ nhưng rất đắt.
Và khi lắp chai nhựa vào vòi nước, nó sẽ hoạt động như một bình chứa. Khi mở vòi, thay vì để nước chảy trực tiếp ra ngoài và có thể gây lãng phí, nước sẽ được chảy vào chai. Nhờ vậy, nước không bị thất thoát và được lưu trữ một cách hiệu quả trong chai nhựa, giúp tiết kiệm đáng kể lượng nước sử dụng.
Nghe có vẻ "vô tri" nhưng đây thực sự là mẹo hay giúp bà nội trợ giảm đáng kể tiền nước cho gia đình. Dĩ nhiên, ngoài việc áp dụng thủ thuật này, bà nội trợ cũng cho biết cần phải chú ý trong việc sử dụng, đặc biệt là không quên đóng chặt vòi nước sau mỗi lần dùng để tránh lãng phí nước một cách vô nghĩa.
2. Giảm tình trạng nước bắn tung tóe
Ngoài việc tiết kiệm nước, bà nội trợ còn chỉ ra 1 công dụng hay ho mà chai nhựa đem lại. Đó chính là khả năng làm giảm lực nước, từ đó giúp nước trong vòi khi chảy ra sẽ không bị văng tung tóe khắp nơi.
Điều này không đơn thuần giúp làm sạch không gian mà còn góp phần kéo dài tầm phun của vòi nước, khiến việc rửa các vật dụng ở xa trở nên dễ dàng hơn.
3. Linh hoạt điều chỉnh vòi nước
Khi lồng chai nhựa vào đầu vòi nước, bạn có thể xoay chai 360 độ để điều chỉnh hướng nước theo mong muốn, dễ dàng biến chiếc vòi nước đơn giản trở thành một vòi phun đa năng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn mang lại sự tiện lợi tối đa trong việc sử dụng nước cho nhiều mục đích khác nhau.
Nguồn: Zhiyou
Thanh niên Việt