MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đất hiếm: Mặt trận tiếp theo trong cuộc "so găng" Mỹ - Trung

12-07-2020 - 11:47 AM | Tài chính quốc tế

Mỹ đang tìm cách thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc, nước đang có thế mạnh trong khai thác và tinh chế nguồn nguyên liệu này cho các sản phẩm quân sự và công nghệ cao.

Khi quan hệ Mỹ - Trung đang ở mức thấp, Washington đang nỗ lực để giải quyết gót chân Asin của mình: sự phụ thuộc của Bắc Kinh với các nguyên tố đất hiếm . Đây vốn là nguyên liệu không thế thiếu trong những sản phẩm công nghệ cao từ điện thoại thông minh, pin xe điện cho tới tên lửa Javelin hay máy bay chiến đấu F-35.

Đất hiếm: Mặt trận tiếp theo trong cuộc so găng Mỹ - Trung - Ảnh 1.

Đất hiếm được xem là một trong những thành phần không thể thiếu của chiến đấu cơ F35 (Ảnh: AP)

Ông Ted Cruz, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa từ Texas, gần đây đã đưa ra một dự luật nhằm thúc đẩy sản xuất đất hiếm của Mỹ khi Quốc hội nước này lo ngại rằng Trung Quốc có thể dùng lợi thế này trong các cuộc đàm phán kinh tế và chính trị.

"Việc này có thể khiến Washington thức tỉnh. Nếu Trung Quốc thực sự hạn chế xuất khẩu những nguyên liệu này, chúng tôi sẽ gặp khó khăn trong vài năm tới", Martijn Rasser thuộc Trung tâm New American Security cho biết.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang có lợi thế rất lớn trong việc nắm giữ những kim loại chiến lược. Nhiều chuyên gia tính toán có thể mất hơn thập kỷ Mỹ mới có thể tạo ra một chuỗi cung ứng tương đối an toàn. Thậm chí, một số người nhận định, Mỹ đã có những bước đi sai lầm..

Chiến lược với các loại đất hiếm cũng nằm trong lời kêu gọi nhằm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc – vốn đang trầm trọng hơn vì đại dịch COVID-19 làm đứt gãy nguồn cung.

"Vấn đề kim loại hiếm là mô hình nhỏ trong một xu hướng rộng lớn hơn", ông Paul Haenle, Chủ tịch trung tâm Carnegie, đồng thời là cựu giám đốc về các vấn đề Trung Quốc tại Hội đồng An ninh Quốc gia nói. "Xuất khẩu đất hiếm đặc biệt quan trọng vì nó cũng đại diện cho những vấn đề cần quan tâm của an ninh quốc gia".

Đất hiếm: Mặt trận tiếp theo trong cuộc so găng Mỹ - Trung - Ảnh 2.

Trong khi nhiều người ở Washington đồng ý về tầm quan trọng của việc phải giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, con đường để đạt được điều đó lại gây tranh cãi. Nhiều báo cáo, dự luật đã được đưa ra bao gồm từ trợ cấp sản xuất, hợp tác nghiên cứu, tăng cường tái chế, nỗ lực khai thác những nguyên liệu hiếm ở những địa điểm mới như các vườn quốc gia, Bắc Cực hay thậm chí ngoài vũ trụ…

Tuy nhiên, hầu hết các dự luật đều phải đối mặt với khó khăn khi Quốc hội Mỹ có nhiều vấn đề nóng hơn cần phải như đại dịch COVID-19 hoành hành ở khắp các bang, khủng hoảng kinh tế hay cuộc biểu tình sắc tội liên quan đến vụ George Floyd trong năm bầu cử Tổng thống…

Lầu Năm Góc rất cảnh giác về sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp của Trung Quốc cho các hệ thống vũ khí của mình, đã đưa ra một kế hoạch 4 giai đoạn nhằm củng cố chuỗi cung ứng khoáng sản quý của Mỹ. Nhiều Thượng nghị sỹ đã nhấn mạnh tới "nguồn cung của Mỹ và các cơ sở vật chất của Mỹ" trong sản xuất vũ khí.

Đất hiếm: Mặt trận tiếp theo trong cuộc so găng Mỹ - Trung - Ảnh 3.

Một mỏ khai thác đất hiếm tại Mountain Pass, California, Mỹ

Đây cũng là chủ đề được Tổng thống đương nhiệm rất quan tâm – làm sống dậy ngành công nghiệp khai thác ở Mỹ, đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới. Các nhà phân tích tin rằng đề xuất kỳ lạ của ông Trump vào năm ngoái để mua Greenland được gắn với trữ lượng đất hiếm lớn tại đây.

"Thực tế là ông ấy có thể xuất hiện với một chiếc mũ cứng và một chiếc máy ủi. Đó là một hình ảnh tuyệt vời", ông Martijn Rasser nói.

Đất hiếm, với 17 nguyên tố trong có gadolinium và praseodymium không hẳn là hiếm. Chúng không có nhiều giá trị lắm nếu ở dạng nguyên liệu. Vấn đề ở chỗ rất khó và tốn kém để tinh chế, phân tách.

Đất hiếm: Mặt trận tiếp theo trong cuộc so găng Mỹ - Trung - Ảnh 4.

Khó khăn của Mỹ đang nằm ở việc tách đất hiếm thành các dạng sản phẩm khác cho chuỗi cung ứng

Và các chuyên gia khẳng định, về mặt này Mỹ đã tính toán sai.

Trong khi Mỹ chỉ có niềm hy vọng là khu khai thác ở California, Mountain Pass thì Trung Quốc đã là người thống trị ở mảng này kể từ những năm 80 của thế kỷ trước. Sau khi phá sản vào năm 2015, Washington mới mở cửa cho các nhà đầu tư Trung Quốc.

Vấn đề chính là ở chỗ Mountain Pass hiện chưa thể tách đất hiếm thành các dạng sản phẩm khác cho chuỗi cung ứng. Tất cả sản phẩm sau đó sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc để chế biến.

Các chuyên gia cho rằng đây là thách thức thực sự trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng. "Khai thác và cô đặc thực ra là các công đoạn dễ", Roderick Eggert - giáo sư kinh tế tại Trường mỏ Colorado nhận định, "Cái khó nằm ở quá trình phân tách".

Theo Thùy An

VTV

Trở lên trên