Dắt tay nhau lao dốc, bộ đôi DXG và LDG đã “xẻo” gần 30% tài khoản của nhà đầu tư
LDG được sở hữu bởi DXG với tỷ lệ 41,33%. Đây có thể nói là cặp cổ phiếu nóng nhất trên sàn chứng khoán trong thời gian qua khi DXG tăng 2,2 lần (theo giá điều chỉnh) từ đầu năm đến khi tạo đỉnh, còn LDG thậm chí còn khỏe hơn khi tăng hơn 3 lần.
- 02-06-2017LDG tiếp tục đổ bộ thị trường BĐS Đồng Nai với hai dự án mới
- 30-05-2017LDG dự kiến phát hành riêng lẻ 53,5 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược với giá 10.000 đồng/cp
- 18-05-2017LDG mở rộng thêm quỹ đất 150ha tại Đồng Nai
- 27-04-2017Địa ốc Đất Xanh (DXG) chốt danh sách cổ đông phát hành 33 triệu cổ phiếu trả cổ tức
- 31-03-2017ĐHĐCĐ DXG: Sau khi thâu tóm quỹ đất lớn, Đất Xanh chỉ làm những dự án có diện tích dưới 20ha trong năm 2017
LDG – cổ phiếu của CTCP Đầu tư LDG đã giảm sàn vào phiên ngày 05/06. Như vậy, với 3 phiên giảm sàn trước đó từ 29/05 – 31/05, LDG đã rơi xuống giá 14.200 đồng tương ứng mức giảm 27% kể từ đỉnh 19.400 đồng thiết lập vào ngày 15/05.
Không giảm sốc như vậy nhưng DXG – cổ phiếu của CTCP Dịch vụ và Xây dựng địa ốc Đất Xanh cũng đã giảm 20% từ ngày 15/05 đến nay.
LDG được sở hữu bởi DXG với tỷ lệ 41,33%. Đây có thể nói là cặp cổ phiếu nóng nhất trên sàn chứng khoán trong thời gian qua khi DXG tăng 2,2 lần (theo giá điều chỉnh) từ đầu năm đến khi tạo đỉnh, còn LDG thậm chí còn khỏe hơn khi tăng một mạch từ giá 6.000 đồng lên 19.400 đồng, tức tăng hơn 3 lần. Với số lượng cổ phiếu lưu hành lớn và tỷ lệ trôi nổi cao, thanh khoản của bộ đôi này luôn tính bằng đơn vị triệu cổ phiếu.
Chính vì thế, khi DXG và LDG dắt tay nhau lao dốc trong 2 tuần nay thì đây cũng là những cổ phiếu đang khiến cho nhà đầu tư kêu than “ác liệt” nhất trên các diễn đàn chứng khoán.
Câu hỏi của những người quan tâm là đợt lao dốc này bao giờ sẽ dừng lại?
Xét về các yếu tố cơ bản, không thể phủ nhận đây là 2 doanh nghiệp tốt
Và năm 2017 được đánh giá là năm bùng nổ về hoạt động kinh doanh khi thời cơ đến.
Đất Xanh đang giữ vị thế là một trong những nhà phát triển bất động sản tốt nhất Việt Nam. Công ty đạt kết quả kinh doanh tích cực trong quý 1/2017 với doanh thu tăng 86% nhờ ghi nhận từ dự án Lux City và lợi nhuận sau thuế tăng 420%, trong đó lợi nhuận từ các công ty liên kết trong quý 1 là 31 tỷ đồng (tăng 118% so với cùng kỳ), chủ yếu từ LDG - doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển nhà ở và resort tại Đồng Nai và Phú Quốc.
Động lực này khiến giá cổ phiếu có mức tăng trưởng ấn tượng như trên. Nhưng năm 2017 của DXG không dừng lại ở đó.
Theo đánh giá của CTCK HSC, triển vọng trong năm 2017 của Đất Xanh đến từ phần doanh thu còn lại từ dự án Luxicty (bao gồm cả tòa officetel) là 384 tỷ đồng; 80% doanh thu tại dự án Opal Riverside (937 tỷ đồng) và 70% doanh thu tại dự án Opal Garden (362 tỷ đồng).
HSC ước tính công ty sẽ mở bán 4.000 căn hộ trong năm nay và bán được 2.400 căn (tăng trưởng 60%) với giá trị hợp đồng là 4.486 tỷ đồng (tăng trưởng 104%). Đồng thời ước tính lợi nhuận từ công ty liên kết tăng 43% lên 103 tỷ đồng, chủ yếu từ LDG. HSC dự báo LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ là 696 tỷ đồng (tăng trưởng 29%), EPS pha loãng là 2.569 đồng.
Về phía LDG, ngay sau phiên giảm sàn 05/06, công ty này mau chóng công bố thông tin cho biết, toàn bộ các nền đất của giai đoạn 2 của The Viva City đã được giao dịch hết. Trong đó, mức giá các sản phẩm này tăng 200 – 250% so với giá bán của giai đoạn 1.
Trong tháng 4/2017, Khu căn hộ ven sông Marina Tower tại Bắc Sài Gòn do LDG Group làm chủ đầu tư đã được công bố ra thị trường. Đến nay, đã có hơn 500 khách hàng đặt chỗ để sở hữu căn hộ mô hình Singapore này. Doanh thu đến từ dự án sẽ được ghi nhận ngay trong quý III/2017.
Doanh nghiệp này vừa M&A thành công 2 dự án khu căn hộ nằm trên đường Võ Văn Kiệt, Khu Tây Nam Sài Gòn, 2 dự án căn hộ tại Khu Đông và tại quận Bình Thạnh, TPHCM. Ông Nguyễn Cao Cường, Q.Tổng Giám đốc LDG Group nói: “Chỉ tính riêng các dự án tại Đồng Nai, doanh thu và lợi nhuận của LDG Group đã đạt mục tiêu đề ra năm 2017. Đó là chưa kể doanh thu lớn từ việc đầu tư dự án Khu căn hộ Marina Tower và các dự án khu căn hộ mà chúng tôi đã M&A thành công trong năm nay”.
Tuy nhiên, áp lực ngắn hạn vẫn hiện hữu
Sự lao dốc của LDG được cho là xuất phát từ sự lo ngại về pha loãng cổ phiếu sau khi công bố phương án phát hành 53,5 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược (trong đó Đất Xanh mua 25,5 triệu đơn vị) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, nhưng thực tế thì cổ phiếu đã tăng rất nóng thời gian qua khiến các chỉ số định giá tăng lên mức kém hấp dẫn và chỉ một thông tin kém tích cực cũng đủ để nhà đầu tư bán mạnh. Cùng với LDG thì DXG đã hết yếu tố hỗ trợ ngắn hạn khi ông Lương Trí Thìn mua xong 5 triệu cổ phiếu.
Cổ phiếu lúc này có lẽ sẽ vận động theo kỹ thuật là chủ yếu. Theo chuyên gia phân tích kỹ thuật, LDG vẫn đang trong xu hướng giảm ngắn hạn. Tuy nhiên, giá hiện đang test lại MA50 (đồ thị daily) và mức 38,2% của Fibonacci Retracement. Vùng này có sự hội tụ của nhiều tín hiệu kỹ thuật bao gồm cả đáy cũ phiên 28/04 nên sẽ là hỗ trợ đáng chú ý (15.000 đồng).
Còn DXG đã rớt giá mạnh sau khi hình thành mẫu hình Buying Climax ở đồ thị Weekly. Giá hiện tại đang test lại vùng 16.500 - 16.800 đồng. Tuy nhiên, một tín hiệu cảnh báo khác xuất hiện trên cổ phiếu này là mẫu hình đảo chiều Head and Shoulder có thể hình thành. Đó là yếu tố mà nhà đầu tư kỳ vọng vào triển vọng năm 2017 của DXG có thể xác định điểm mua.
Trí Thức Trẻ