Đâu chỉ trầm cảm cười, có tới 5 loại trầm cảm phổ biến khác mà bạn chẳng ngờ đến
Nếu để cơ thể rơi vào trạng thái stress kéo dài, kèm theo những dấu hiệu như chán nản, mệt mỏi thường xuyên từ công việc hay cuộc sống thì đừng chủ quan bỏ qua. Bởi rất có thể, bạn đang có những triệu chứng ban đầu của bệnh trầm cảm.
- 16-03-2019Các nhà tâm lý học khẳng định: Đây là 5 biểu hiện của người sống nội tâm, dễ bị "tâm lý" và mắc trầm cảm dù bề ngoài rất mạnh mẽ
- 15-03-20194 "khuôn mặt" không khó để nhận diện một người đã bị trầm cảm: 40.000 người tự tử mỗi năm ở Việt Nam vì căn bệnh nguy hiểm này
Từ góc độ y học, trầm cảm được biết tới là những rối loạn trong cảm xúc, từ đó gây ra hiện tượng mệt mỏi, buồn bã và khiến bạn dần mất đi niềm đam mê đối với những sở thích của mình. Hậu quả là, sự thay đổi trong cảm xúc, hành vi và lối suy nghĩ khiến chất lượng cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng.
Một vài triệu chứng của bệnh trầm cảm mà đôi khi bạn không ngờ tới là:
- Tâm trạng chán nản, buồn bã, trống rỗng, lo âu.
- Luôn cảm thấy tuyệt vọng, mất niềm tin vào cuộc sống.
- Có cảm giác tội lỗi và bất lực.
- Cảm thấy thiếu sức sống, gặp khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ.
- Không còn hứng thú với các sở thích quen thuộc hàng ngày.
- Hay bị mất ngủ hoặc thường xuyên ngủ quá giấc.
- Tăng hoặc giảm cân bất thường.
- Hay bị nhức đầu, kèm theo rối loạn ăn uống.
- Cảm thấy khó chịu trong người, có cảm giác bồn chồn.
- Có suy nghĩ tự sát.
Khi nhận thấy mình đã mắc phải những triệu chứng trên trong ít nhất 2 tuần trở lại đây thì nên chủ động đi khám để được bác sĩ chuyên khoa can thiệp điều trị bệnh từ sớm. Ngoài ra, có một số loại trầm cảm phổ biến mà bạn nên phân biệt rõ.
Trầm cảm lâm sàng
Đây là trạng thái trầm cảm rất phổ biến, có thể gặp ở cả người trẻ lẫn người già. Các biểu hiện thường thấy là tâm trạng buồn bã, tuyệt vọng, cảm thấy thiếu năng lượng, mất hứng thú với những cuộc vui chơi, tụ tập cùng bạn bè. Thêm nữa, bạn sẽ thay đổi dần thói quen ăn uống của mình, khó tập trung để suy nghĩ một việc gì đó chu toàn. Thay vào đó, bạn lại nghĩ tới cái chết để giải thoát bản thân.
Trầm cảm theo mùa (SAD)
Vào mùa đông, nếu thấy bản thân hay có cảm giác buồn bã, mệt mỏi, cân nặng tăng nhanh và ngại tiếp xúc với môi trường bên ngoài thì hãy chú ý. Đây chính là những dấu hiệu ban đầu của chứng trầm cảm theo mùa (Seasonal Affective Disorder - SAD), nguyên nhân là do cơ thể không được tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời.
Trầm cảm sau sinh
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, có khoảng 85% nữ giới sau khi sinh con mắc phải căn bệnh này. Đây là loại trầm cảm đặc trưng đến từ cảm giác buồn bã, lo sợ về việc làm tổn thương đứa con mới chào đời của mình. Kèm theo đó là sự cô đơn, có cảm giác mất kết nối với đứa trẻ. Người mẹ có thể mắc phải bệnh này bất kỳ lúc nào, đôi khi là vài tuần hoặc vài tháng sau khi sinh.
Tham khảo thêm Trầm cảm sau sinh - nhiều người có thể mắc nhưng việc hại con thì rất khó có thể xảy ra
Trầm cảm cười (Smiling Depression)
Một thực tế đáng sợ là những người mắc chứng trầm cảm cười thường che giấu các triệu chứng bệnh mà họ đang gặp phải. Thay vào đó, người mắc bệnh thường biểu lộ những cảm xúc cười nói rất bình thường cho dù tâm trạng bên trong đang rất tồi tệ.
Nguyên nhân chính gây ra hội chứng này thường là do người bệnh phải chịu nhiều áp lực từ công việc, tình cảm hay cuộc sống. Nếu không tìm cách khắc phục ngay thì chứng bệnh này sẽ dần gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống tinh thần của người bệnh.
Rối loạn tâm thần trầm cảm
Có khoảng 20% người mắc bệnh trầm cảm dần trở nên mất nhận thức. Thậm chí, họ không thể kiểm soát được hành vi của mình mà rơi vào trạng thái ảo giác, kích động. Lúc này, nếu không tìm cách điều trị bệnh ngay thì hậu quả sẽ rất khôn lường.
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)
Đây là một loại trầm cảm nghiêm trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 5% nữ giới. Chứng bệnh này thường xảy ra trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, kèm theo một số triệu chứng như mệt mỏi, chán nản, căng thẳng, lo lắng, thèm ăn, mất tập trung...
Đa phần, các chuyên gia sẽ dùng liệu pháp trò chuyện kết hợp với việc uống thuốc chống trầm cảm để đẩy lùi tình trạng bệnh.
Source (Nguồn): Boldsky
Helino