'Đau đầu' với cà rốt Trung Quốc đội lốt cà rốt Đà Lạt
Nếu mua nông sản trôi nổi người dân sẽ rất khó mua đúng sản phẩm có nguồn gốc như người bán cam kết.
- 29-06-2019Trái cây vụ hè 2019: Thương lái tranh nhau 'săn' hàng
- 20-06-2019Những loại trái cây giá "trên trời", gấp cả trăm lần quả vải thiều Shintomi 240.000 đồng/quả, có loại cả trăm triệu đồng
- 08-06-2019Trái cây nội giá cao bất thường
Tại lễ khai mạc tuần lễ hàng Đà Lạt-Lâm Đồng diễn ra tại Aeon Celadon Tân Phú diễn ra từ 8 đến 14-7, bà Cao Thị Thanh, Phó giám đốc Sở công thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện tỉnh vẫn tiếp tục thực hiện đề án nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt nhằm ngăn chặn gian lận thương mại trong việc giả mạo khoai tây Đà Lạt; giúp người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, góp phần bảo vệ, xử lý vi phạm thương hiệu nông sản Đà Lạt.
Tuy nhiên, bà Thanh cho rằng do không có sự phân biệt rõ ràng hàng hóa xuất xứ Lâm Đồng với nước khác nên các cơ quan chức năng cần có những biện pháp kỹ thuật như đề nghị người bán khi bán phải ghi rõ xuất xứ nguồn gốc.
Bên cạnh đó bà Thanh còn hướng dẫn, đối với khoai tây Đà Lạt có theo vụ mùa, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có vỏ màu đỏ. Vì vậy, người tiêu dùng nên để ý tính thời vụ để mua đúng khoai xuất xứ Lâm Đồng. Tuy nhiên, từ tháng 4 trở đi thì khoai tây Đà Lạt có vỏ màu vàng do loại này được người trồng trữ lại. Vì vậy rất dễ lẫn với khoai tây Trung Quốc và các tỉnh khác nhập về.
Riêng cà rốt Đà Lạt trồng được quanh năm nên yếu tố thời vụ không có, khó phân biệt. Qua quan sát bằng mắt thường, cà rốt Đà Lạt chỉ có màu cam chứ không có màu hồng, kích cỡ không đều nhau. Còn cà rốt ở các vùng khác hay Trung Quốc màu hồng, trái to và đều nhau vì nguyên tắc khi xuất khẩu họ phải lựa cùng một kích cỡ.
Người tiêu dùng nên đến các siêu thị, cửa hàng tiện lợi để đảm bảo mua đúng sản phẩm đúng nguồn gốc xuất xứ Đà Lạt
Đối với súp lơ thì ngay cả phía Bắc cũng trồng được. Lâm Đồng có hai loại súp lơ trắng được trồng và thu hoạch ba, bốn tháng và súp lơ xanh thì thời gian trồng và thu hoạch ngắn hơn.
"Do thời gian sử dụng súp lơ ngắn chỉ dùng trong vòng hai ba ngày nên việc nhập khẩu súp lơ vào Việt Nam rất ít, chỉ lẫn lộn giữa sản phẩm đó được trồng ở Hà Nội hay Lâm Đồng chứ Trung Quốc khó mang về. Nếu Trung Quốc có dùng chất bảo quản để vận chuyển về vài ngày súp lơ cũng bị hư, hoặc sâu ăn hết”, bà Thanh nói.
Để mua đúng hàng hóa xuất xứ Lâm Đồng, người dân nên đến địa điểm chuyên cung cứng sản phẩm Lâm Đồng. Nếu mua trôi nổi sẽ rất khó mua đúng sản phẩm nguồn gốc như người bán cam kết. Vì vậy, Sở công thương Lâm Đồng TP.HCM đặt mục tiêu nâng tỷ lệ sản phẩm Lâm Đồng về các chợ đầu mối TP.HCM phải chất lượng ngang siêu thị.
Pháp luật Tp Hồ Chí Minh