Dấu hiệu sớm, điển hình nhất báo hiệu dạ dày bị tổn thương, có bệnh: Đừng để biến chứng nguy hiểm
Căng thẳng, áp lực công việc, thói quen ăn uống không đúng giờ hiện nay đang là những thủ phạm gây ra các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiê...
- 06-06-2020Rất nhiều người trẻ, làm văn phòng bị đau thần kinh tọa: Bác sĩ xương khớp BV Bạch mai chỉ ra nguyên nhân rất nhiều người mắc phải
- 02-06-2020Ngày nắng nóng kỷ lục, nhiều người bị cơn đau nửa đầu hành hạ: Đây là 6 cách đối phó với chứng đau "địa ngục" ai cũng có thể áp dụng
- 21-05-2020Tự đi đấm bóp khi đau lưng, chàng trai 27 tuổi suýt liệt tứ chi: Bác sĩ Trần Quốc Khánh cảnh báo 5 lưu ý khi chữa căn bệnh ai cũng từng gặp này
Thủ phạm của viêm loét dạ dày
Theo GS Đào Văn Long – nguyên trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hoá.
GS Long cho biết viêm loét dạ dày có nhiều nguyên nhân nhưng hay gặp nhất đó là các nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori), căng thẳng, lo âu, stress; chế độ ăn uống sinh hoạt không đúng giờ giấc, uống nhiều rượu bia; lạm dụng thuốc giảm đau kháng viêm như corticoid, NSAIDs; ngoài ra, hút thuốc lá và yếu tố di truyền cũng cũng góp phần gây ra bệnh…
Dấu hiệu của viêm loét dạ dày là người bệnh cảm thấy đau bụng vùng thượng vị. Đây là dấu hiệu thường gặp nhất, điển hình nhất, do niêm mạc đã bị tổn thương lại chịu thêm tác động của acid dạ dày. Thời gian đầu đau tăng lên khi quá đói hoặc quá no, sau đó có thể xuất hiện rất bất thường với tần suất dày hơn và mức độ nặng hơn.
Người bệnh có cảm giác chướng hơi hay đầy bụng khó tiêu. Dấu hiệu này thường xảy ra ở giai đoạn rất sớm nên thường bị bỏ qua.
Viêm loét dạ dày, tá tràng do nhiều nguyên nhân
Viêm loét dạ dày, tá tràng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng ổ loét, hẹp môn vị và ung thư hóa.
Với những người bị viêm loét dạ dày tá tràng, GS Long cho biết việc điều trị tuỳ vào từng nguyên nhân. Ví dụ, người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm vi khuẩn HP, sau nhiều lần điều trị viêm loét không thành công cần dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn.
Những trường hợp bị bệnh căng thẳng lo âu, stress hoặc ăn uống sinh hoạt không đúng giờ giấc, thường xuyên uống rượu bia thì cần giảm căng thẳng, cân bằng giữa làm việc và giải trí, thư giãn đầu óc, chơi thể thao, tâm sự chia sẻ tránh dồn nén, xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh đúng giờ giấc.
Tuy nhiên trên thực tế người bệnh thường gặp khó khăn trong việc này.
Đối với nguyên nhân do dùng thuốc kháng viêm giảm đau, người bệnh cần tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ để có được phương án tối ưu nhất. Ngoài ra người bệnh cũng cần cai thuốc lá để giảm các nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng.
Bệnh này thì nên kiêng gì?
Bệnh viêm loét dạ dày lại là bệnh rất dễ tái phát. Vì thế, GS Long khuyến cáo người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý để đảm bảo viêm loét dạ dày, tá tràng đỡ tái đi tái lại.
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên bổ sung các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết axit và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như: Thực phẩm có chứa nhiều đạm dễ tiêu: thịt lợn nạc, cá nạc và nên ăn ở dạng luộc.
Các loại thức ăn có chứa nhiều tinh bột, ít mùi vị, dễ tiêu, không mùi như cơm, khoai nấu kỹ, các loại rau củ non luộc hoặc nấu soup, các loại rau củ nên ăn chín. Các loại dầu mỡ nên hạn chế, có thể ăn các loại dầu ăn từ hạt như dầu hướng dương, óc chó, oliu,…
Khi ăn cần ăn chậm nhai kỹ, tránh ăn vội nhai dối, tránh vừa ăn vừa tập trung những việc khác như tranh thủ đọc sách, báo khi ăn... vì nếu ăn chậm, nhai kỹ bộ răng sẽ giúp cắt, xé, nghiền thức ăn ra rất nhỏ, kết hợp với dịch nước bọt giúp khi vào dạ dày thức ăn đã trở nên nhỏ mịn và đồng nhất hơn, khả năng tiêu hóa dễ dàng hơn.
Đau dạ dày nên ăn gì
GS Long cho biết, những người bị viêm loét dạ dày cần nhớ những điều phải tránh:
Thứ nhất, người bệnh cần tránh các loại thức ăn gây cọ xát làm tổn thương niêm mạc như rau già nhiều xơ rau bí đỏ, đậu quả, rau muống, bắp cải, măng khô...
Các thức ăn như: xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, cá nấu, cá rán ăn cả đầu...
Thứ hai, người bệnh nên kiêng các loại thịt nguội chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Những thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng như giá đỗ, dưa muối, hành hẹ, cần tây,…Các loại thực phẩm làm tăng axit dạ dày như trái cây chua. Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày: tỏi, ớt, ,….
Thứ ba, các loại đồ uống như các loại trà, café đậm đặc, các loại nước có ga cũng không được uống.
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần theo dõi và kiểm tra bệnh định kỳ để phát hiện sớm các tổn thương của bệnh.
Trí thức trẻ