Đâu là nguyên nhân khiến Ấn Độ rơi vào cuộc khủng hoảng Covid-19?
Michael Head – nhà nghiên cứu cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Đại học Southampton ở Anh, cho biết: "Nhiều quan điểm đã tập trung và biến thể B. 1.617. Tuy nhiên, sự nhạy cảm của người dân nước này đã dẫn đến tình trạng lây lan mạnh."
- 27-04-2021Lời khẩn cầu của bác sĩ Ấn Độ khi cứ 1 tiếng có 117 người tử vong vì Covid-19
- 27-04-2021Kinh tế Ấn Độ có đủ sức chịu ‘cơn sóng thần’ Covid-19?
- 27-04-2021Loạt ảnh thảm cảnh ở Ấn Độ khiến thế giới rùng mình: Người chết nằm la liệt, dàn hỏa thiêu hoạt động hết công suất, phải chặt cây trong công viên để hỏa táng
Tốc độ lây lan kinh hoàng của dịch Covid-19 đang trở thành tín hiệu đáng báo động trên toàn cầu về biến thể virus mới xuất hiện ở quốc gia này. Một số chuyên gia cho rằng biến thể B. 1.617 chính là nguyên nhân đằng sau cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ - nơi ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục là hơn 350.000 chỉ trong ngày thứ Hai. Trong khi đó, các chuyên gia y tế nhận định con số thực thậm chí có thể cao hơn nhiều.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã lên tiếng về việc nhanh chóng kết luận nguyên nhân chỉ đến từ biến thể này. Họ cho biết, đến nay, vẫn có rất ít bằng chứng xác thực về khả năng lây nhiễm và mức độ nghiêm trọng của biến thể này tại Ấn Độ. Do đó, nhóm nhà khoa học chỉ ra nguyên nhân có thể là những yếu tố khác.
Nancy Jaser – nhà phân tích về bệnh truyền nhiễm tại GlobalData – công ty phân tích theo dõi các chủng đột biến, cho biết: "Dù sự gia tăng của số ca nhiễm cùng làn sóng Covid-19 thứ 2 tại Ấn Độ là đáng báo động, nhưng hiện vẫn chưa đủ bằng chứng để kết luận nguyên nhân hoàn toàn là do các biến thể mới."
Số ca nhiễm Covid-19 tại Ấn Độ trong 1 tuần từ ngày 1/3 đến 12/4 (đơn vị: nghìn).
Biến thể B. 1.617 lần đầu tiên được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu toàn cầu là vào đầu tháng 10, chỉ 2 tuần sau khi biến thể B.1.1.7 được phát hiện tại Anh. B. 1.617 đã xuất hiện ở Ấn Độ và sau đó lan rộng sang những nước khác. Khoảng 20 quốc gia đã báo cáo các trường hợp mới, chủ yếu là người di chuyển từ Ấn Độ.
Vấn đề ở đây là, quốc gia này có rất ít nỗ lực trong việc giải mã trình tự bộ gen. Trong khi đó, đây là cách thức đáng tin cậy duy nhất để theo dõi sự thay đổi của các biến thể. Do đó, vai trò của B. 1.617 trong đợt bùng phát mới nhất tại Ấn Độ hiện vẫn là chưa rõ, dù biến thể này chiếm khoảng 2/3 bộ gen được báo cáo từ quốc gia này cho cơ sở dữ liệu toàn cầu GISAID.
Jeffrey Barrett – giám đốc Covid-19 Genomics Initiative tại Wellcome Sanger Institute thuộc Cambrige, chỉ ra rằng một số biến thể đã xuất hiện tại Ấn Độ, trong đó bao gồm cả chủng virus ở Anh. Trước đó, B.1.1.7 được kết luận là dễ lây lan hơn và làn biến thể gây ra làn sóng Covid-19 ở Anh vào cuối năm 2020, sau đó lây sang châu Âu.
Barett nhận định: "Có một số bằng chứng cho thấy có nhiều đợt dịch bùng phát chồng chéo ở Ấn Độ, chứ không chỉ là những đợt đơn lẻ."
Với tình hình căng thẳng hiện này, nhiều người đặt ra câu hỏi về việc liệu vắc-xin có kém hiệu quả đối với B. 1.617 hơn so với những biến thể khác? Câu trả lời hiện vẫn là không rõ ràng. Các loại vắc-xin được phát triển để phòng ngừa virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Vũ Hán năm 2019 có thể cũng có hiệu quả với B.1.1.7, dù kém hiệu quả với các biến thể Nam Phi và Brazil.
Các Naga Sadhus - những "thánh nhân" tu tập khổ hạnh theo đạo Hindu, đang tắm trên sông Hằng trong lễ hội Kumbh Mela hồi tháng 3. Đây là một trong những lễ hội tôn giáo lớn nhất thế giới khi có hàng triệu người tham gia.
Cho đến nay, chỉ khoảng 10% người dân Ấn Độ được tiêm vắc-xin. Do đó, các biến thể vẫn chưa chịu áp lực lớn từ khả năng miễn dịch nhờ vắc-xin, theo Peter English – cựu nhà tư vấn về kiểm soát bệnh truyền nhiễm tại Anh.
Nếu biến thể mới không phải là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ, thì yếu tố đằng sau là gì? Theo Financial Times, đợt bùng phát này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố khác, bao gồm tỷ lệ tiêm vắc-xin thấp và khả năng hạn chế của bệnh viện, cũng như các quyết định của Thủ tướng Narenda Modi và những sự kiện chính trị, tôn giáo lớn ở quốc gia này.
Michael Head – nhà nghiên cứu cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Đại học Southampton ở Anh, cho biết: "Nhiều quan điểm đã tập trung và biến thể B. 1.617. Tuy nhiên, sự nhạy cảm về tôn giáo, chính trị của người dân nước này đã dẫn đến tình trạng lây lan mạnh."
Ông nói đến các đợt tụ tập đông người tại Ấn Độ vào tháng 3 và tháng 4 có liên quan đến những chiến dịch chính trị, các trận đấu cricket của đội Ấn Độ và Anh – nơi người dân đổ xô đến các sân vận động và ít ai đeo khẩu trang. Ngoài ra còn có một số lễ hội tôn giáo lớn, chẳng hạn như Kumbh Mela – sự kiện có hàng triệu người tham dự.