MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đâu là “phao cứu sinh” của doanh nghiệp có Mobile App 2020?

29-09-2020 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Cuộc đua chạy đủ, chạy vượt KPI của marketers tại các doanh nghiệp năm nào cũng đều rất gian nan, nhưng đặc biệt trong "năm Covid thứ nhất" 2020 này, nó thực sự đang là bài toán khó với nhiều người, đặc biệt là những doanh nghiệp đẩy mảng Mobile App.

Mobile App - Cuộc đua ở cả Việt Nam và thế giới

Mobile App Marketing không còn là khái niệm quá xa lạ với nhiều người. Thế nhưng 5 năm gần đây chính là bước chuyển mình rất lớn của ngành công nghiệp di động này. Nếu như trước đây App chỉ là cuộc chơi dành cho các ông lớn công nghệ "lắm tiền nhiều của", thì giờ đây tất cả các doanh nghiệp đều có thể xây dựng và vận hành App cho riêng mình.

Đâu là “phao cứu sinh” của doanh nghiệp có Mobile App 2020? - Ảnh 1.

(Nguồn:Q&Me)

Theo thống kê, có hơn 50% số người sử dụng smartphone cho biết họ dành hơn 2 giờ mỗi ngày cho việc sử dụng điện thoại, truy cập internet. 62% trong số đó cho biết họ thích sử dụng App hơn là trình duyệt điện thoại. Điều này là khá dễ hiểu bởi vì chỉ trên ứng dụng mobile, các tính năng của điện thoại mới có thể phát huy một cách tốt nhất và hữu ích nhất. Đồng thời, việc tương tác, giao tiếp giữa người dùng và nhà cung cấp, người dùng với nhau trên App cũng tốt hơn rất nhiều so với trình duyệt di động.

Đâu là “phao cứu sinh” của doanh nghiệp có Mobile App 2020? - Ảnh 2.

(Nguồn:Q&Me)

Tất cả những lý do trên dẫn đến số lượng doanh nghiệp đang và sẽ sở hữu App di động rất cao. Và vấn đề nằm ở chỗ, có App rồi, giờ làm sao để có khách hàng mới từ App? Làm sao để chuyển và thuyết phục khách hàng cũ sang App? Làm sao để tỷ lệ khách hàng hoạt động trên app cao, tỷ lệ rời bỏ thấp? Đây cũng là nỗi băn khoăn của rất nhiều doanh nghiệp, và chính là một trong những chỉ số KPI quan trọng đánh giá sự thành công của một Mobile App.

CPR - Khái niệm mới, xu hướng mới

Có cầu thì sẽ có cung - Đây là quy luật chung của mọi thị trường. Tuy nhiên với những giải pháp marketing thông thường trước đây dùng để đẩy số cho Mobile App, người ta chỉ quan tâm đến số lượng Install/ cài đặt. Tức là chỉ cần máy chủ ghi nhận rằng App đó có thêm 100 lượng cài đặt, thì mặc định được hiểu là đã có thêm 100 người dùng mới.

Điều này dẫn đến hàng loạt vấn đề. Thứ nhất, lượng cài đặt là thứ rất dễ làm ảo (fraud). Các dịch vụ tăng lượt tải App chỉ cần một số thủ thuật và các máy móc, phần mềm giả lập hay tạo ra một hệ điều hành di động ảo, người ta đã có thể thêm hàng trăm ngàn lượt fraud - cài đặt ảo theo yêu cầu, thậm chí vô hạn bao nhiêu cũng có. Thứ hai, nhiều người quên rằng cái đích cuối cùng của việc cài đặt ứng dụng, không phải là nhìn số lượng install tăng cho… vui, mà chính là doanh số, lợi nhuận, là tiền thu về cho thương hiệu sau tất cả các hoạt động của người dùng, đó mới thực sự là Mobile App Marketing.

CPR (Cost Per Register - giải pháp được phát triển bởi ACCESSTRADE Vietnam) ra đời như một "liều thuốc" cho doanh nghiệp phát triển người dùng App. CPR khác biệt khi đặc biệt chú trọng về hiệu quả, chỉ tính phí trên lượt đăng ký từ người dùng thật chứ không dừng lại ở bước cài đặt (Install) của mô hình CPI (Cost Per Install) thông thường:

CPR giúp lấy về người dùng thực, tránh nạn tài khoản ảo, install ảo bằng cơ chế chỉ tính trên user đã xác thực sau khi install.

CPR giúp doanh nghiệp tích hợp hệ sinh thái ưu đãi, voucher của 700 nhãn hàng mà không cần tốn công sức, giúp App trở nên cực kỳ tiện ích từ đó giữ chân người dùng ở lại và tạo ra doanh thu.

Đâu là “phao cứu sinh” của doanh nghiệp có Mobile App 2020? - Ảnh 3.

Không chỉ là ý tưởng, CPR đã được triển khai rất thành công tại các ngân hàng, công ty tài chính, doanh nghiệp có App. Theo bà Q. - Thành viên cao cấp Dự án Marketing chiến lược, Trung tâm Marketing & Thương Hiệu - Ban Kế hoạch & Marketing - Ngân hàng đang triển khai kênh CPR cho biết:

"CPR là một giải pháp toàn diện cho những vấn đề mà chúng tôi đang gặp phải trên nền tảng tiếp thị bằng ứng dụng di động. Giải pháp này sẽ mang lại sự tăng trưởng lành mạnh, đồng thời là công cụ giúp chúng tôi quản lý mối quan hệ với khách hàng một cách hiệu quả".

Đâu là “phao cứu sinh” của doanh nghiệp có Mobile App 2020? - Ảnh 4.

Đã đến lúc ngừng việc "Ném tiền qua cửa sổ" cho Mobile App

Càng ngày, các doanh nghiệp càng có xu hướng tối ưu hóa lợi nhuận trên từng đồng chi phí bỏ ra. Vì thế các marketer cũng không nằm ngoài cuộc đua này, thúc đẩy họ phải sử dụng các phương thức tiếp thị hiệu quả và sáng tạo hơn, tạo ra chuyển đổi tốt hơn trước, mới được xem là hoàn thành tốt KPI và tạo ra những giá trị thực sự. Và CPR không chỉ là một dịch vụ tăng lượt tải App, mà nó còn là lối đi, xu hướng đúng đắn của ngành công nghiệp Mobile App Marketing trong tương lai. CPR trả lại "Install" về đúng định nghĩa của nó, là một người dùng thật cài đặt và sử dụng App, chứ không phải một con robot ảo.

Để được tư vấn triển khai giải pháp tăng trưởng người dùng trên Mobile App nhanh nhất, doanh nghiệp có thể để lại thông tin tại đây: https://bit.ly/3c8IGU1

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên