Đầu tư bất động sản du lịch: Lợi thế thuộc về chủ đầu tư có hệ sinh thái du lịch trọn vẹn
Thay bằng chỉ quan tâm đến phát triển sản phẩm tại dự án, nhiều doanh nghiệp đã hình thành nên hệ sinh thái du lịch khép kín nhằm gia tăng công suất phòng cho thuê, từ đó đảm bảo nguồn lợi nhuận cho các nhà đầu tư thứ cấp.
- 13-11-2019BĐS du lịch “lột xác” từ căn phòng đơn điệu đến tổ hợp “All – in – one”
- 06-11-2019Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Crystal Bay: Xu hướng trải nghiệm mới đòi hỏi BĐS du lịch phải thay đổi
- 01-11-2019“Chìa khóa” cho BĐS du lịch trong kỷ nguyên mới
Chỉ số "vàng" đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư
Theo số liệu thống kê từ công ty nghiên cứu thị trường STR gửi Hiệp hội khách sạn Việt Nam, tính riêng 6 tháng đầu năm nay, chỉ số công suất buồng phòng của Việt Nam đạt 59,1%, tăng 1,1% so với năm 2018. Trong đó, công suất sử dụng phòng của các khách sạn trong 3 năm gần đây trung bình đạt khoảng 57%/ năm.
Theo bà Lê Mai Khanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Việt Nam, với bất kỳ cơ sở lưu trú nào, công suất phòng phải đạt trên 50% mới đảm bảo được hoạt động ổn định, công suất trên 70% mới được xem là hoạt động tốt, thu về lợi nhuận khá.
Mức công suất trên 70% không dễ đạt được. Một dự án BĐS du lịch để phát triển bền vững, mang lại nguồn lợi nhuận ổn định cho các nhà đầu tư thứ cấp cần phải có quá trình vận hành trơn tru và đảm bảo công suất phòng tốt.
Theo ông Trần Minh Hoàng - Phó Tổng thư kí Hiệp hội môi giới BĐS Việt Nam, khi đã làm BĐS du lịch chuyên nghiệp, khâu quản lý vận hành cũng phải chuyên nghiệp chứ không phải đầu tư bán xong là xong. Các chủ đầu tư phải chú trọng khai thác, quản lý sản phẩm để tạo hiệu quả bền vững cho BĐS đó.
Các chủ đầu tư tại Việt Nam đang chủ yếu vận hành dự án theo 3 xu hướng: tự đứng ra vận hành, liên kết với các đơn vị lữ hành tìm nguồn khách; thành lập công ty thành viên hoạt động lữ hành nhằm chủ động nguồn khách; "bắt tay"các đơn vị vận hành quốc tế để quản lý dự án. Dù với hình thành nào thì để một dự án đạt được tỷ lệ lấp đầy từ 70%, bản thân chủ đầu tư cần nhiều mắt xích được gắn kết bền vững nhằm đáp ứng được mục tiêu khai thác bền vững.
Một dự án BĐS du lịch cần phải có công suất phòng đạt trên 70% mới được xem là hoạt động tốt, thu về lợi nhuận khá
Hệ sinh thái gia tăng giá trị cho BĐS du lịch
Trên thực tế, số lượng các doanh nghiệp địa ốc phát triển mảng kinh doanh lữ hành song song cùng quá trình hình thành dự án tại Việt Nam không nhiều. Việc chủ động tạo dựng nguồn cầu để phát triển điểm đến cuối không chỉ tạo nên nguồn thu từ hoạt động lữ hành mà còn giúp các doanh nghiệp này đảm bảo được công suất phòng thuê tại các dự án.
Câu chuyện đầu tư chuỗi dịch vụ khép kín của Crystal Bay là ví dụ cho thành công của chủ đầu tư biết nắm bắt cơ hội trong giai đoạn phát triển mới của du lịch Việt Nam. Chủ động nguồn khách, đảm bảo hệ thống lưu trú, cung cấp hệ thống dịch vụ tiện ích, Crystal Bay đã hình thành nên hệ sinh thái điểm đến du lịch trọn vẹn, từ đó gia tăng giá trị cho các sản phẩm BĐS du lịch do tập đoàn này cùng đối tác phát triển.
Khâu chủ động nguồn cầu du lịch đã được Crystal Bay giải quyết thông qua 1.500 chuyến bay thuê chuyến trên 18 máy bay charter đón 360.000 lượt khách Nga đến Việt Nam trong năm 2018. Số liệu thống kê nguồn thu cũng cho thấy mức ấn tượng - hơn 4,3 triệu phòng/đêm tại các resort, khách sạn đã được các khách du lịch quốc tế của Crystal Bay chi trả trong mỗi kỳ nghỉ kéo dài từ 12-15 ngày thông qua nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm.
Dự kiến đến hết 2019, Crystal Bay đón 400.000 lượt khách quốc tế đến Việt Nam với gần 4,5 triệu lượt phòng/đêm được sử dụng.
Crystal Bay đã hình thành nên hệ sinh thái điểm đến du lịch trọn vẹn nhằm thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Khi hệ sinh thái hoàn thiện, Crystal Bay triển khai kế hoạch mở rộng thị trường du lịch đến Hàn Quốc, Ấn Độ… là những thị trường du lịch lớn, còn nhiều dư địa khai thác. Đây cũng chính là nguồn khách giàu tiềm năng để Crystal Bay phát triển các dự án du lịch mới trong thời gian vừa qua.
Như vậy, với chuỗi mắt xích khép kín từ hoạt động lữ hành - vận chuyển - lưu trú - dịch vụ vui chơi giải trí và mua sắm, thẻ kỳ nghỉ…, tạo thành sản phẩm du lịch trọn vẹn. Khi bài toán vận hành được giải quyết sẽ đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư mà không bị rơi vào thế bị động.
Ví dụ thực tế khu nghỉ dưỡng Cam Ranh Riviera Beach Resort & Spa nhờ hậu thuẫn vững chắc từ thế mạnh lữ hành của Crystal Bay luôn đạt tỷ lệ sử dụng phòng hơn 90%, những dự án mới đang được doanh nghiệp này triển khai như Sailing Bay Ninh Chữ (Ninh Chữ, TP. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận) đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong thời điểm hiện nay.
"Những dự án mới của Crystal Bay như Sailing Bay Ninh Chữ đều thừa hưởng thế mạnh lữ hành sẵn có, cộng với hàm lượng tiện ích cao trong xu hướng All – in – one cùng sự phục vụ của đơn vị khai thác và quản lý Crystal Bay Hospitality, khả năng lấp đầy buồng phòng chính là ưu thế khác biệt của chúng tôi trên thị trường BĐS du lịch", ông Ngô Hữu Trường, phó tổng giám đốc Crystal Bay khẳng định.