MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam sau TPP: Ưu tiên hàng đầu trong ASEAN

Khi TPP có hiệu lực, Nhật Bản sẽ phải tái cấu trúc đầu tư vào Việt Nam và dự báo khi đó, đầu tư mới vào Việt Nam sẽ tăng mạnh. Vậy, Việt Nam sẽ phải làm gì để đón nhận luồng đầu tư này? DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Ariga Masahiro – Tổng Giám đốc Forval Việt Nam xung quanh câu vấn đề này.

Mới đây, Forval đã lấy ý kiến của các DN Nhật Bản về thị trường ASEAN. Kết quả cho thấy, VN là lựa chọn số 1 của các DN Nhật Bản, thậm chí tỉ lệ còn cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác. “Tôi xin khẳng định, đang có một làn sóng đầu tư mới vào VN của các DN Nhật Bản sau khi VN đã tham gia TPP. Ông Ariga Masahiro nói.

– Ông có thể cung cấp những số liệu cụ thể hơn ?

Cách đây khoảng 3 – 4 năm, các DN Nhật Bản đã có xu hướng di chuyển đầu tư vào Trung Quốc sang một địa bàn mới trong khu vực ASEAN. Tiếp theo làn sóng đó, VN đã gia nhập TPP, vì vậy trong thời gian tới, VN sẽ là điểm đến được ưu tiên hàng đầu của DN Nhật Bản trong khu vực ASEAN. Ví dụ Uni Qlo, một DN trong lĩnh vực dệt may của Nhật Bản đã quyết định đầu tư sản xuất tại VN, sản phẩm sẽ được xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Hoa Kỳ…nhằm tận dụng những ưu đãi do TPP mang lại.

Các DN Nhật Bản lại có lợi thế nổi bật hơn các nhà đầu tư khác trong khâu nghiên cứu và phát triển (R&D). R&D cần nhân lực chất lượng cao, có kinh nghiệm.

Tuy nhiên, nếu chỉ các DN lớn đầu tư vào VN để tận dụng TPP thôi sẽ không đủ, mà cần các DNVVN để cung cấp linh, phụ kiện, nguyên liệu được sản xuất tại VN. Vì vậy, đây là cơ hội để các DNNVV Nhật Bản sẽ đi theo và làm vệ tinh cho DN lớn, tạo thành chuỗi cung cấp để tăng tỉ lệ hóa nội địa.

Sẽ có làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản vào Việt Nam Big C sẽ rơi vào tay ‘ông lớn’ Aeon Nhật Bản? Nhật Bản đề nghị đầu tư gần 3.400 tỷ đồng cải thiện môi trường nước TP. Đà Nẵng.


Số lượng DN và vốn đầu tư của Nhật trong 5 năm gần đây cho thấy lượng DN tăng nhưng lượng vốn đầu tư có xu hướng giảm

Số lượng DN và vốn đầu tư của Nhật trong 5 năm gần đây cho thấy lượng DN tăng nhưng lượng vốn đầu tư có xu hướng giảm

– Đó có phải là lý do gần đây số lượng các tập đoàn lớn của Nhật Bản đầu tư vào VN giảm, trong khi lượng DN nhỏ và vừa (DNNVV) đầu tư vào VN lại tăng lên, thưa ông?

Gần đây, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào VN về số lượng dự án tăng, nhưng tổng vốn đầu tư lại có xu hướng giảm xuống. Xu hướng này là bình thường và cần thiết cho VN, bởi hiện nay chuỗi cung cấp vẫn chưa hoàn thiện và khi các DN lớn vào mà không đủ nguồn cung cấp nguyên phụ liệu sẽ không đủ lợi điểm của đầu tư vào VN nữa. Vì vậy, việc các DNNVV vào VN là cần thiết nhằm cung cấp những nguyên phụ liệu cần thiết cho các tập đoàn quy mô lớn. Vì thế, về tổng thể chất lượng đầu tư sẽ tốt hơn.

– Hiện đang có sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các DN Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc đầu tư vào VN. Các DN Hàn Quốc đang nhanh chân đầu tư vào các “tỉnh lẻ”. Còn phía các DN Nhật Bản nhìn nhận câu chuyện này như thế nào? Liệu DN Nhật có bị “chậm chân” hơn không?

Giống như các DN Hàn Quốc, xu hướng DN Nhật Bản tìm đến các địa phương để đầu tư cũng sẽ là một xu hướng tất yếu trong thời gian tới. Thực tế, khi đầu tư vào các địa phương sẽ có lợi thế chi phí nhân công rẻ hơn các thành phố. Hơn nữa, hiện tại ở VN, cụ thể là ở các tỉnh phía Bắc, cơ sở hạ tầng, giao thông…đã khá thuận lợi.

Tôi chỉ lưu ý, sản xuất ở các địa phương sẽ chỉ đơn thuần là gia công và xuất khẩu, còn các DN Nhật Bản lại có lợi thế nổi bật hơn các nhà đầu tư khác trong khâu nghiên cứu và phát triển (R&D), cần nhân lực chất lượng cao, có kinh nghiệm… trong khi những yêu cầu này lại chỉ có ở các trung tâm lớn. Vì vậy các DN Nhật sẽ không chỉ tìm tới các địa phương mà vẫn tiếp tục tìm cơ hội đầu tư ở các thành phố lớn.

– Vậy theo ông, VN cần phải làm gì để tiếp nhận luồng đầu tư mới của Nhật nhanh hơn trong thời gian tới?

Việc triển khai các Luật DN, Luật Đầu tư gần đây đã theo chiều hướng thuận lợi hơn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, mỗi tỉnh, thành lại có sự hiểu và áp dụng khác nhau, dẫn tới sự không đồng nhất, tạo ra sự khó khăn cho nhà đầu tư. Mặt khác, thủ tục hành chính vẫn tiếp tục là một rào cản với nhà đầu tư, nhất là liên quan đến việc sửa đổi giấy tờ, thủ tục ít nhận được sự hỗ trợ tận tình, không kịp thời, thậm chí là gây khó dễ.

Chúng tôi đề nghị các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh giảm thiểu các thủ tục hành chính, khi nhận hồ sơ của các DN nếu có vấn đề gì thì cần hỗ trợ kịp thời, đầy đủ và hướng dẫn cụ thể cho DN. Mặt khác VN cần phải chuẩn hóa các dữ liệu để khi các nhà đầu tư khi cần có thể tham chiếu và tìm các thông tin một cách dễ dàng.

Ở Nhật khi DN muốn tìm hiểu lĩnh vực gì có thể truy cập vào trang web của Chính phủ và có thể tìm thấy được các thông tin cần thiết. Ở VN thông tin là có, nhưng tìm thông tin rất khó khăn. Vì vậy cần phải dữ liệu hóa các thông tin và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tìm hiểu. Được vậy, tôi tin rằng môi trường đầu tư của VN sẽ rất hấp dẫn nhà đầu tư Nhật Bản.

– Xin cảm ơn ông!

Theo Quốc Anh

Diễn đàn doanh nghiệp

Trở lên trên