MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đầu tư nước ngoài mua lại các doanh nghiệp công nghệ Đông Nam Á tăng mạnh

30-09-2019 - 10:19 AM | Tài chính quốc tế

Số thương vụ mua lại các start-up công nghệ tại Đông và Nam Á đã tăng gấp đôi trong nửa đầu năm nay.

Số thương vụ mua lại các start-up công nghệ tại Đông và Nam Á đã tăng hơn gấp đôi trong nửa đầu năm nay. Lý do đằng sau động thái này là bởi các công ty địa phương muốn mở rộng thị phần khi đầu tư nước ngoài cho những doanh nghiệp chuẩn bị ra mắt tăng mạnh.

Theo dữ liệu của Refinity, trị giá các thương vụ mua lại nói trên hiện đã chạm mốc 4,9 tỉ USD trong nửa đầu năm 2019, cao hơn nhiều so với 2,2 tỉ USD trong cùng kỳ năm ngoái và 1,7 tỉ USD vào năm 2017. Đứng sau những thương vụ này là các kỳ lân công nghệ, bao gồm ứng dụng gọi xe Go-Jek của Indonesia. Doanh nghiệp này đã mua lại bảy công ty từ năm 2017 đến 2019.

Theo các chuyên gia, trong vòng năm năm tới, xu hướng đầu tư cho khu vực này sẽ tiếp tục tăng khi các nhà đầu tư tư nhân và các doanh nghiệp phi công nghệ gia nhập cuộc chơi.

Theo báo cáo từ Golden Gate Ventures và trường kinh tế Insead tại Singapore, xu hướng này sẽ tăng theo cấp số nhân. Theo dự tính, trong giai đoạn 2023-2025, ít nhất 700 start-up sẽ "bốc hơi".

Theo Claudia Zeisberger, giáo sư tại trường Insead, khác Trung Quốc, với giai cấp trung lưu tăng nhanh, khu vực Đông và Nam Á không hề phải đối mặt với tình trạng sụt giảm vốn.

Michael Lints, đối tác của Golden Gate Ventures, cho biết số lượng start-up giảm chủ yếu là do các doanh nghiệp công nghệ mua lại các công ty khác nhằm mở rộng thị phần, nhưng ông dự đoán trong xu thế sắp tới, các tổ chức doanh nghiệp và công ty cổ phần tư nhân sẽ chiếm ưu thế.

Sức hấp dẫn của đông và nam Á nằm ở bối cảnh start-up công nghệ trẻ và tăng trưởng nhanh. Lints cho biết: "Bất ngờ lớn nhất trong nghiên cứu này là số lượng các nhà đầu tư toàn cầu tìm cách đầu tư cho đông-nam Á dù nền kinh tế toàn cầu đang đi xuống."

Vào tháng sáu, Warburg Pincus đã xây dựng một quỹ mới nhắm tới Trung Quốc và đông-nam Á, trong khi đó, TPG, một tập đoàn tư nhân lớn tại Mỹ, đã tuyển dụng một cựu giao dịch viên KKR dành riêng cho khu vực này.

Ngoài ra, đầu tư từ các doanh nghiệp phi công nghệ cũng tăng lên. Ví dụ, vào năm ngoái, Toyota đã đầu tư 1 tỉ USD cho Grab.

Dù vậy, những công ty bị mua lại chủ yếu là các start-up nhỏ với giá trị dưới 100 triệu USD và thường là những công ty mới thành lập. Aaush Jhunjhunwala, giám đốc công nghệ, truyền thông và viễn thông tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Citi, cho biết các thương vụ mua lại quy mô lớn chưa xuất hiện trong khu vực công nghệ bởi toàn ngành công nghệ tại đông-nam Á mới chỉ khoảng phát triển khoảng năm năm trở lại đây. Những thương vụ M&A và IPO lớn hơn mới là điều nhiều nhà đầu tư mong đợi.

Quỳnh Mai

FT

Trở lên trên