Đầu tư thế nào để "trú ẩn an toàn"? Cả Musk và Buffett đều gợi ý điều này nhưng không phải ai áp dụng cũng đạt hiệu quả giống nhau
Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk và Warren Buffett cùng có chiến lược tương tự về cách đầu tư “trú ẩn an toàn” trong những giai đoạn biến động.
- 05-07-2022Nữ tỷ phú mang họ mẹ suốt 10 năm để che giấu thân phận, 33 tuổi nắm quyền Chủ tịch tập đoàn nông nghiệp hàng đầu Trung Quốc
- 04-07-20223 quy tắc chung đúc rút từ các cha mẹ có con thành đạt: Dạy con về tiền bạc thì đừng nên bỏ qua
- 01-07-2022Nữ giám đốc cá tính đứng sau những thương vụ nghệ thuật hàng triệu USD của châu Á: "Đến giờ mẹ vẫn chỉ nghĩ tôi chưa đói ăn là may"
Chia sẻ trên Tweet, tỷ phú Elon Musk từng viết: “Khi mà lạm phát tăng cao hoặc thị trường biến động, việc sở hữu những tài sản cố định bằng vật chất, chẳng hạn như một ngôi nhà, hoặc cổ phiếu của một doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm tốt, sẽ hợp lý hơn là giữ tiền mặt.”
Musk lấy ví dụ, nếu bạn sở hữu cổ phiếu Coca-Cola, miễn là 20 hay 50 năm nữa, mọi người vẫn yêu thích sản phẩm của Coca-Cola thì họ vẫn sẽ trả tiền để mua chúng, bất kể giá cả thế nào.
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cũng đưa ra ý kiến tương tự như vậy. Ông đã chứng tỏ trí tuệ của mình vẫn cực kỳ minh mẫn, sắc sảo dù tuổi tác đã cao. Ngay trong năm 2009, khi mà thế giới đang còn chịu ảnh hưởng từ cuộc đại suy thoái kinh tế, vị tỷ phú này vẫn có 2 thương vụ được tạp chí Time của Mỹ bình chọn xuất sắc nhất năm.
Lần thứ 1 là khi ông mạnh tay chi hàng tỷ USD mua cổ phần ưu đãi và chứng quyền của Goldman Sachs. Chỉ 1 năm sau quyết định đó, tính riêng lượng chứng quyền đã có thể đem về cho ông 3 tỷ USD lợi nhuận nếu bán ra.
Thứ hai là thương vụ giữa Berkshire và tập đoàn General Electric (GE) với chiếc lược nổi tiếng "tham lam khi mọi người sợ hãi". Quyết định này cũng đem lại lợi nhuận tương đối cao cho cả Berkshire và bản thân ông.
Có thể thấy, dù có chuyện gì xảy ra với đồng tiền, những doanh nghiệp “tốt” cung cấp sản phẩm tốt vẫn sẽ có được nhu cầu trên thị trường. Cổ phiếu của những doanh nghiệp này cũng vẫn có khả năng hồi phục, thậm chí còn tăng trưởng mạnh khi mà những đối thủ cạnh tranh “chưa tốt” chịu ảnh hưởng nặng nề.
Đồng thời, Buffett cũng khuyên rằng, mọi người nên đa dạng hóa rủi ro bằng cách đầu tư vào các quỹ chỉ số chi phí thấp hơn để đa dạng hóa rủi ro.
“Không cần máy móc theo dõi diễn biến lên xuống của các cổ phiếu công ty tại thị trường chứng khoán, không cần thuốc an thần, không cần cắt giũa móng tay cho đẹp, không cần những chiến thắng rộn ràng. Chỉ cần những giá trị đơn giản, dễ hiểu”, đây là cách mà cây bút Adam Smith, tác giả cuốn “Supermoney”, đã viết về phong cách đầu tư của Warren Buffett.
Chính vì thế, những bí quyết mà hai tỷ phú Musk và Buffett chỉ ra đều tưởng chừng rất đơn giản, dễ hiểu. Nhưng hiệu quả khi đi vào thực hiện luôn thay đổi tùy theo khả năng cụ thể của mỗi người.
Ảnh minh họa: Forbes
Để nâng cao hiệu quả đầu tư, mọi người có thể tham khảo thêm một số lời khuyên sau đây.
Nên đa dạng hoá sẽ tốt hơn tập trung hết trứng trong một rổ
Thay vì bạn chỉ đầu tư hết vào một hoặc hai công ty, một danh mục đầu tư đa dạng hóa sẽ giúp bạn cân bằng các rủi ro. Bạn cũng có thể đầu tư trên nhiều lĩnh vực, nhưng giúp bạn đảm bảo tránh khỏi trường hợp bị “đổ tiền” quá mức trong một thị trường cụ thể.
Chẳng hạn, nếu đầu tư 10 mã cổ phiếu, 2-3 mã rớt giá thì bạn vẫn có 7-8 mã tăng hoặc giữ nguyên để cân bằng lại.
Điều này cũng mang ý nghĩa tương tự với câu nói “Không nên bỏ hết trứng vào một rổ”.
Bắt đầu với con số nhỏ, tránh vội vàng
Nếu bạn là F0 trong đầu tư chứng khoán, có ít kinh nghiệm thì nên bắt đầu với một số tiền nhỏ trước. Thông qua nhiều lần “đánh nhỏ”, không cần quá lo sợ về vấn đề được mất, bạn sẽ từ từ xây dựng nền tảng cho bản thân.
Khi đã có chiến thắng để tạo ra lòng tin, cũng có thất bại để học tập và rút kinh nghiệm, có “độ nhạy” nhất định với thị trường, bạn có thể dần dần gia tăng số tiền. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, “vội vàng” là điều kỵ nhất trong đầu tư.
Học cách nghiên cứu cổ phiếu
Bạn có thể “sao chép” danh mục đầu tư của người khác và thu về khoản lợi nhuận lớn, nhưng đó không phải là cách để chiến thắng lâu dài trên thị trường. Điều quan trọng là nên học cách tự nghiên cứu cổ phiếu.
Bạn có thể không thuần thục những điều quá phức tạp như phân tích kỹ thuật hoặc đọc biểu đồ, nhưng hay biết cách nhận thức và theo sát những diễn biến quan trọng trên sàn.
Bạn cũng nên hiểu các chỉ số thường gặp như P/E (mối tương quan giữa thu nhập của một công ty với giá cổ phiếu của công ty đó), tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu… Các chỉ số này có thể giúp nhà đầu tư xác định cổ phiếu có định giá quá thấp hay quá cao hay không, công ty đó có gặp rắc rối với các khoản nợ hay không.
Những điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định và số tiền mà bạn đầu tư.
Chẳng hạn như, bạn đang chuẩn bị đầu tư vào một công ty thì nhận được thông tin là công ty đó sẽ cắt giảm hạng mục công việc. Tình trạng này có thể khiến nhà đầu tư lo ngại về lợi nhuận mà công ty đạt được, họ tiến hành bán tháo cổ phiếu. Lúc này, giá trị cổ phiếu sẽ giảm. Nếu nhận ra tình huống này, bạn sẽ quyết định thời điểm mua vào hợp lý hơn.
Một người không biết cách nghiên cứu cổ phiếu và hiểu thị trường rất dễ gặp phải tình huống mua cao - bán thấp.
*Theo World News Network