Dạy con quản lý chi tiêu bằng tiền tiêu vặt không mới, nhưng cho bao nhiêu là đủ? Nhìn phụ huynh Singapore khéo léo áp dụng mới thấy "của cho không bằng cách cho"
Quản lý chi tiêu thông qua tiền tiêu vặt là một phương pháp được nhiều bậc phụ huynh áp dụng để dạy con. Tuy nhiên, có một câu hỏi khiến khá nhiều người "đau đầu": Cho con bao nhiêu tiền tiền vặt là đủ? Ngoài ra, số tiền có nên thay đổi dần theo lứa tuổi?
- 28-01-2022Cuộc sống giàu có "điên cuồng" của tỷ phú thời trang: Vung tiền cho những thú vui xa xỉ, mua siêu du thuyền hoành tráng, sở hữu đội đua F1 hàng đầu
- 27-01-2022''Thần chứng khoán'' Buffett và 500 triệu phú có đều có chung 2 đặc điểm: Người giàu có không muốn ai biết mình có điều này
- 24-01-2022Giới siêu giàu dạy con về tiền như thế nào: Giải thích về cổ phiếu từ khi 5 tuổi và những bài học đến tận tuổi trưởng thành
Quản lý chi tiêu là một trong những kỹ năng quan trọng mà cha mẹ nên dạy cho trẻ từ sớm. Tại Singapore, giáo dục tài chính được dạy như một môn học chính khóa trên trường.
Bên cạnh đó, phụ huynh ở "đảo quốc sư tử" cũng rất tích cực hỗ trợ con tìm hiểu về tiền bạc, giúp trẻ có nền tảng tốt về tài chính sau này.
Thay vì mua đồ mà con thích, họ cùng con lên danh sách những món đồ muốn mua, sau đó tính toán ngân sách chi tiêu cho từng khoản. Mỗi tuần, đứa trẻ sẽ dành ra 1/2 số tiền tiêu vặt để tiết kiệm cho mục tiêu lớn. Trẻ cũng được tự quyết định sẽ mua gì với số tiền còn lại.
"Bố mẹ hoàn toàn có thể mua cho con cái những thứ mà con thích. Tuy nhiên, việc tự mua bằng tiền tiết kiệm của bản thân sẽ khiến con có trách nhiệm hơn với từng đồng mình kiếm được", một phụ huynh Singapore cho biết.
Chưa kể, thông qua việc này, trẻ sẽ học được thứ tự ưu tiên khi mua đồ, đồng thời phân biệt đâu là thứ mình cần và đâu là thứ mình muốn.
Mỗi khi đi siêu thị, các bậc phụ huynh tại quốc gia này thường tham khảo ý kiến con cái nên mua gì và không nên mua gì. Làm như vậy, trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng và trưởng thành hơn.
(Ảnh minh họa)
5 điều cha mẹ cần nhớ trước khi cho con tiền tiêu vặt
Dạy con quản lý tài chính không khó, nhưng trước khi cho con vài đồng tiêu vặt, các bậc phụ huynh cần cân nhắc vài điều:
1. Tình hình tài chính ở nhà
Bạn nên xem xét một số yếu tố nhất định, chẳng hạn như tình hình tài chính hiện giờ của gia đình trước khi cho trẻ tiền.
2. Độ tuổi của trẻ
Trẻ có đủ lớn để tự mình tiêu tiền? Trẻ có thể học cách quản lý tài chính thông qua tiền tiêu vặt hay không?
3. Tuân thủ số tiền đã thoả thuận
Tại sao bạn nghĩ đây là thời điểm thích hợp để cho trẻ tiền tiêu vặt? Hãy liệt kê ra các năng lực quản lý tài chính mà bạn muốn con mình học hỏi, chẳng hạn như chi tiêu khôn ngoan hoặc hiểu rõ giá trị của đồng tiền.
4. Bám sát số tiền đã cam kết
Một khi bạn đã quyết định xong số tiền tiêu vặt mà trẻ được nhận, tránh đưa thêm tiền cho trẻ. Có như vậy, trẻ mới học được cách phân bổ chi tiêu trong tuần. Nếu trẻ đủ lớn, bạn có thể thảo luận cùng trẻ về số tiền mà chúng nên được nhận.
5. Khi muốn cho trẻ thêm tiền
Thỉnh thoảng, bạn sẽ muốn cho con thêm tiền, nhiều hơn mức đã thỏa thuận trước đó. Trong trường hợp này, bạn cần thảo luận trước với trẻ, xem nên coi đây là bước đệm để chuyển sang giai đoạn cao hơn hơn hay phần thưởng vì trẻ đã làm được việc tốt.
Cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt thì đủ?
Trong một nhóm Facebook chuyên về nuôi dạy con cái ở Singapore, các bậc phụ huynh đã bàn luận sôi nổi về số tiền tiêu vặt mà họ cho con trong năm mới 2022.
Dưới đây là mức trung bình mà một gia đình ở "quốc đảo sư tử" cho phép con mình nhận mỗi ngày. Theo IMF, thu nhập bình quân đầu người của Singapore năm 2021 đạt mức 62.113 USD (1,4 tỷ VNĐ).
Lớp 1: 2 SGD (34.000 VNĐ)
(Ảnh: Screengrab/Facebook)
Nhiều phụ huynh đồng tình rằng 2 SGD là đủ tiêu với một đứa trẻ học lớp 1. Một số người còn chia sẻ kinh nghiệm làm thế nào để duy trì mức tiền này ngay cả khi con đã lớn hơn.
Lớp 2: 2-3 SGD (34.000-50.000 VNĐ)
(Ảnh: Screengrab/Facebook)
Một bà mẹ có con học lớp 2 cho biết, cô thường cho con khoảng 3 SGD/ngày để chi tiêu tại trường. Các phụ huynh có thể tăng thêm tiền tiêu vặt cho con ở giai đoạn này, hoặc giữ nguyên mức tiền như năm cũ, tùy vào điều kiện mỗi gia đình.
Lớp 3: 2-3 SGD (34.000-50.000 VNĐ)
(Ảnh: Screengrab/Facebook)
Cha mẹ là người toàn quyền quyết định có nên tăng tiền tiêu vặt cho con mỗi năm hay không. Phần lớn phụ huynh trong nhóm Facebook trên đều muốn giữ nguyên mức 2 SGD/ngày cho đến khi con họ lớn hơn chút nữa.
Dù vậy, một số người cũng cân nhắc tăng thêm chút tiền tiêu vặt cho con, khoảng 2,5 SGD (42.000 VNĐ)
Lớp 4: 2,5-4 SGD (42.000-67.000 VNĐ)
(Ảnh: Screengrab/Facebook)
Với trẻ ở độ tuổi này, mỗi gia đình lại đề xuất một mức tiền tiêu vặt khác nhau. Có người chỉ cho 2,5 SGD, trong khi một bà mẹ khác lại hào phóng cho con tận 4 SGD.
Có người thậm chí còn định tăng thêm cho con mình hẳn 1 SGD vì cảm thấy con mình "nghịch nhiều nên chóng đói".
Lớp 5-6: 4-5 SGD (67.000-84.000 VNĐ)
(Ảnh: Screengrab/Facebook)
Một vị phụ huynh nói rằng đã từng cho con khoảng 4-4,5 SGD ở độ tuổi này. Vài người khác lại đồng tình 5 SGD là con số thích hợp cho trẻ lớp 5-6, bởi trẻ đã biết nhiều hơn về chi tiêu và tiết kiệm.
Lớp 7: 5-6 SGD (84.000-100.000 VNĐ)
(Ảnh: Screengrab/Facebook)
Các phụ huynh thừa nhận rằng đồ ăn ở trường cấp 2 có giá cao hơn. Do đó, họ phải nâng mức tiền tiêu vặt của con từ 4 SGD lên 5 SGD.
Ngoài ra, cũng có khá nhiều người cho con 6 SGD tiền tiêu vặt/ngày.
Tổ Quốc