Đây là 11 điều những người đã thành công làm ở ngưỡng tuổi 30
Thành công không phải dễ dàng đạt được, cũng không thể xảy ra chớp nhoáng trong một đêm. Đó là cả một quá trình cần phải có tư duy, quyết tâm và làm việc chăm chỉ. Đơn giản, chỉ ước muốn thành công thôi là chưa đủ, điều quan trọng, bạn phải khởi động càng sớm càng tốt.
Khoảng thời gian lý tưởng nhất để phát triển sự nghiệp là sau tốt nghiệp, khi bạn đang ở độ tuổi 20 xuân sắc và đầy năng lượng. Cuộc sống khi ấy vô cùng sống động, đầy màu sắc và bạn cũng có nhiều thời gian để thử nghiệm, học hỏi từ những sai lầm và vấp ngã, tích lũy một lượng kinh nghiệm nhất định “đủ dùng” cho sau này.
Khi đó, có thể nhiều người không đánh giá bạn nghiêm túc vì còn quá non trẻ, nhưng có những điều bạn chắc chắn phải làm trước tuổi 30 để có được nền tảng tốt nhất cho sự nghiệp và tương lai.
Nếu chưa xác định được chính xác những gì cần làm, bạn có thể “học lỏm” 10 điều những người thành công làm ở tuổi 30.
Học cách quản lý tài chính
Đây chính là vấn đề đầu tiên cần giải quyết. Chúng ta đều biết, trong phần lớn các trường hợp, thành công được “đong đếm” bởi tài chính hoặc việc ổn định tài chính là hoàn toàn chính xác. Ngay cả khi đồng lương ít ỏi, chúng ta vẫn phải hoàn thành tốt. Đó chính là cách học chịu trách nhiệm, sử dụng tiền cho những thứ cần thiết, chứ không phải những thứ chúng ta muốn.
Chi tiêu là điều tất yếu, nhưng nếu cứ “vung tay quá trán”, dù bạn có giàu có đến cỡ nào, phá sản là điều khó tránh khỏi. Càng thấm được sự quan trọng của quản lý tài chính, bạn sẽ dễ dàng tích lũy và đầu tư đúng đắn để thành công.
Biết học cách thất bại nhanh hơn
Một cách tuyệt vời để tiết kiệm và tránh rắc rối là học cách thất bại nhanh hơn. Thất bại là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng bạn sẽ thực sự thất bại khi không rút được bài học cho bản thân. Tuy nhiên, nếu đứng dậy ngay sau vấp ngã, bạn có thể vừa giảm căng thẳng, vừa tiết kiệm được nguồn tài chính.
Mặt khác, nếu quá “tôn sùng” thành công và chỉ cố gắng để chứng minh rằng người khác sai, bạn đúng, thất bại thậm chí còn thảm hại hơn. Đừng xấu hổ khi vấp ngã, hãy học cách thất bại nhanh hơn để tiến đến thành công sớm hơn.
Bắt đầu kinh doanh riêng
Một điều quan trọng bạn nên làm ở tuổi 30 là bắt đầu hình thành và thực hiện những dự án riêng. Giống với việc quản lý tài chính, đây là cách giúp bạn sống trách nhiệm hơn. Thêm vào đó, cố gắng trở thành người lãnh đạo, để xem việc đưa ra quyết định khó khăn như thế nào.
Quản lý một doanh ngiệp nhỏ cũng mang lại cho bạn nhiều kinh nghiệm thú vị; và cá là bạn sẽ cảm thông nhiều hơn với những người sếp trước đây của mình. Thay vì phàn nàn, bạn sẽ tự tìm ra cách hiệu quả để hoàn thành công việc.
Thậm chí, dù doanh nghiệp thất bại, tìm mọi cách để cữu vãn. Nếu không thể, hãy đóng cửa càng sớm càng tốt. Hãy nhớ, phải biết học cách thất bại nhanh hơn.
Thách thức uy quyền
Nổi loạn là khả năng bẩm sinh của con người. Chúng ta bắt đầu nổi loạn ở tuổi dậy thì – mặc dù cách thức khác nhau. Chúng ta bất chấp những gì ba mẹ nói để khẳng đình mình đúng, uống rượu hoặc hút thuốc lá dù biết chúng có hại chỉ để khẳng định, bản thân không tin tưởng mù quáng vào những gì người khác nói và thiết lập bản sắc riêng cho mình.
Điều này rất tốt theo một khía cạnh nào đó, bạn nên đặt ra câu hỏi cho tất cả mọi thứ, đặc biệt khi nó quá thuận lợi. Nếu người khác nói bạn làm sai điều gì, hãy lên ý tưởng và sửa đổi để bản thân tốt hơn.
Trong lịch sử, con người đã có nhiều phát hiện mang tính đột phá bằng cách đặt câu hỏi về những thứ được coi là chân lý phổ quát. Nicolaus Copernicus từng rất dũng cảm khi ông thách thức các luận điểm lúc bấy giờ và cho rằng: trái đất là trung tâm của vũ trụ. Một ví dụ tuyệt vời như thế cho chúng ta thấy rằng, đừng ngại thách thức để trở thành nhà lãnh đạo toàn diện.
Tổ chức hợp lý
Người thành công luôn có 1 điểm chung: Lịch trình bận rộn. Chúng ta thường thấy trên phim, những người bị cuốn vào công việc thường có trợ lý theo dõi tất cả các cuộc hẹn và sắp xếp công việc. Có thể bạn không có nhiều cuộc hẹn, nhưng biết đâu sau này bạn sẽ bận rộn như thế. Do đó, học cách tổ chức hợp lý ngay từ bây giờ.
Bản chất của việc tổ chức hợp lý nằm ở việc biết ưu tiên các khía cạnh trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu không sẵn sàng thực hiện, bạn cũng đừng mong đợi kết quả tích cực.
Duy trì quan hệ đối tác quan trọng
Độc lập và tự quản lý những thứ riêng có vẻ rất tốt, nhưng sau tất cả những nhu cầu cần thiết để duy trì cuộc sống như nước, thực phẩm, oxy… thì suy nghĩ trước khi hành động, cẩn thận với những điều mình nói là yếu tố tất yếu cần phải có để thành công.
Về cá nhân, chúng ta thường có xu hướng khác biệt quan điểm và giả quyết bất đồng qua tranh luận. Do đó, bạn dễ dàng loại bỏ một số người ra khỏi cuộc sống của mình chỉ đơn thuần vì quan điểm không tương thích.
Thật không may, đó là một cách tiếp cận sai lầm, bởi vì bạn mất cơ hội để người khác tôn trọng bạn cũng như cơ hội để bạn tôn trọng người khác. Phản ứng ngược lại giúp bạn có thêm nhiều đồng minh có giá trị, là người bạn có thể dựa vào khi khó khăn và giúp bạn giải quyết nhiều căng thẳng.
Để duy trì quan hệ, đừng loại bỏ ai nếu họ không mang lại cho bạn quá nhiều rắc rối. Luôn cố gắng duy trì mối quan hệ và cải thiện hết mức có thể.
Kiên trì
Thiên tài không phải không thất bại, nhưng họ là những người không bị thất bại ngáng đường. Họ cũng không sợ thất bại nhiều lần để tìm ra phương pháp hiệu quả nhất.
Ghi nhớ rằng, chỉ cố gắng thôi chưa đủ, phải luôn kiên trì bền bỉ thực hiện mục tiêu. Nếu không thể giải quyết được, đừng ngồi yên một chỗ, hãy lên mạng và tìm giải pháp. Cho dù đó là ý kiến của người khác, khoa học đã chứng minh, đó là cách tốt nhất để bạn tìm ra phương pháp riêng cho mình.
Chủ động nhận sai và sửa lỗi
Ở tuổi 30, chúng ta ít nhiều đã nhận thức đầy đủ về bản thân. Chúng ta hiểu, người khác không hài lòng ở mình điều gì nhưng vẫn nhẫn nhịn, đơn giản vì chúng ta cũng làm vậy với họ. Mặc dù chúng ta có những thỏa thuận ngầm với nhau, đừng lấy đó là cái cớ để không hoàn thiện chính mình.
Chúng ta bị “tấn công dồn dập” hàng tấn lời cổ động như “Ai chả có sai sót” hay “Hãy luôn là chính mình”… Tuy nhiên, bạn cần bỏ ngoài tai những điều này ngay hôm nay. Không có cái sai thậm tệ nào bằng việc chấp nhận khuyết điểm của bản thân, bởi nó ngăn cản bạn phát triển và thành công. Hãy hoàn thiện chính mình để biến bản thân thành người đáng tự hào.
Tính toán và tháo vát
Về cơ bản, điều này có nghĩa rằng, dựa vào niềm tin chỉ là kế sách cuối cùng – quyết định tương lai phải dựa vào khả năng và kế hoạch của bạn. Chúng ta đều biết đến những biểu tượng thành công như Steve Jobs, Bill Gates, Albert Einstein, Nikola Tesla, Thomas Edison… Họ từng là những người lang thang hay bỏ học giữa chừng, tuy nhiên, nếu bạn chọn cách thức giống họ, đó không phải là ý kiến hay.
Một người biết tính toán và tháo vát sẽ đưa ra lựa chọn cho riêng mình, biết nỗ lực để tạo ra sự khác biệt. Họ không tiêu tiền ngay lập tức, mà luôn xem xét các phương án tiết kiệm hay lựa chọn thay thế hiệu quả hơn. Hãy nhớ rằng, phương pháp tốt nhất mang lại kết quả hài lòng nhất là sử dụng nguồn lực đầu tư ít nhất.
Tìm cách thích ứng
Làm những điều mình yêu thích và kiếm tiền để thực hiện đam mê là kịch bản cho cuộc sống lý tưởng. Bạn không bị gò bó trong những nhiệm vụ và có thể trở nên nổi trội trong lĩnh vực mình chọn. Sự thật là, không phải lúc nào những lựa chọn trên thị trường đều đáp ứng nhu cầu của bạn. Nói cách khác, bạn có thể khá khéo léo và tài năng về một lĩnh vực nào đó, nhưng không có khả năng thích ứng, bạn sẽ không thành công.
Tìm cách thích ứng không có nghĩa là từ bỏ đam mê, bạn nên tận dụng những điều mình học được để áp dụng vào một vị trí khác. Ví dụ, nếu bạn học về tâm lý, bạn có thể sử dụng nó để trở thành quản lý dự án. Hoặc, nếu thành thạo về luật pháp, bạn có thể áp dụng vào các văn bản hành chính hay xây dựng kịch bản để xử lý một vụ án nào đó. Hiểu đơn giản, khả năng thích ứng là biết cách sử dụng những gì mình biết trong mọi hoàn cảnh.
Hỏi ý kiến người khác
Điều cuối vô cùng quan trọng để có một tương lai ổn định đó là, bạn nên chấp nhận thực tế, bản thân không phải là người tài giỏi, khéo léo hay thông minh nhất trên thế giới. Bất kể trước đây bạn từng thành công ra sao, luôn tìm kiếm phản hồi để hoàn thiện bản thân. Chẳng ai bỏ tiền cho bạn nếu dịch vụ hay sản phẩm của bạn không cần thiết với họ.
Do đó, điều quan trọng là bạn luôn hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để phù hợp và làm hài lòng khách hàng.