MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đây là “biến số” vẫn có thể đẩy nỗ lực nâng trần nợ công của Mỹ vào bế tắc, đe dọa thị trường tài chính toàn cầu

30-05-2023 - 10:15 AM | Tài chính quốc tế

Có những người ở cả lưỡng đảng của Quốc hội Mỹ đang không hài lòng với thỏa thuận mà Nhà Trắng và lãnh đạo phe đa số ở Hạ viện đạt được cuối tuần qua liên quan tới việc nâng trần nợ công của Chính phủ Mỹ.

Đây là “biến số” vẫn có thể đẩy nỗ lực nâng trần nợ công của Mỹ vào bế tắc, đe dọa thị trường tài chính toàn cầu - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarth đã tìm được tiếng nói chung trong việc nâng trần nợ công của nước Mỹ. Tuy nhiên, dự thảo luật này cần được sự đồng ý ở cả lưỡng viện Quốc hội Mỹ trước khi có hiệu lực. Và đây chính là nơi các “biến số” có thể tạo ra sự bất ngờ. Sự chia sẽ về chính trị cùng các thủ tục tốn thời gian khiến hạn chót 5/6 trở nên thách thức.

Trên thực tế, có những người bảo thủ và cấp tiến ở cả 2 đảng không hài lòng với nhiều điểm trong thỏa thuận mà Tổng thống Biden và ông McCarthy đưa ra. Người Dân chủ phản đối việc mở rộng các quy định trong trợ cấp lương thực trong khi phe bảo thủ ở đảng Cộng hòa cho rằng Nhà Trắng cần cắt giảm chi tiêu nhiều hơn.

Ở thời điểm chỉ còn hơn 1 tuần nữa là Chính phủ Mỹ cạn tiền để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính, các lãnh đạo của 2 đảng phải thuyết phục các thành viên trong đảng của mình rằng họ đã có một thỏa thuận tốt hơn nhiều so với những hậu quả mà nền kinh tế có thể phải gánh chịu khi nước Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử lâm vào cảnh vỡ nợ.

Đây là “biến số” vẫn có thể đẩy nỗ lực nâng trần nợ công của Mỹ vào bế tắc, đe dọa thị trường tài chính toàn cầu - Ảnh 2.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarth.

Trong 2 lần xuất hiện riêng rẽ, cả ông Biden và McCarthy đều tin rằng họ sẽ giành đủ phiếu bầu để dự thảo luật nâng trần nợ công được thông qua ở cả 2 viện của Quốc hội. Ông McCarthy nói rằng 95% số thành viên đảng Cộng hòa ở Hạ viện rất “hào hứng” với thỏa thuận này.

Tuy nhiên, một số thành viên thuộc nhóm bảo thủ đã chỉ trích thỏa thuận. Chưa thể xác định tâm lý phản đối thỏa thuận có thể lan rộng hơn trong đảng Cộng hòa và tác động tới kết quả cuối cùng của cuộc bỏ phiếu hay không.

Một trong những người phản đối là Hạ nghị sĩ Chip Roy của bang Texas. Ông này cho rằng người Cộng hòa chưa hiểu rõ về những thiếu sót của thỏa thuận và họ sẽ hiểu về điều đó.

Ngay sau khi thỏa thuận được công bố ngày 27/5, Hạ nghĩ sĩ Ralph Norman của South Carolina gọi đó là “sự điên rồ” trong khi Dan Bishop của North Carolina đăng tải biểu tượng cảm xúc của một khuôn mặt nôn mửa.

Dẫy vậy, cũng có những dấu hiệu ban đầu về sự cởi mở đối với thỏa thuận này ngay cả ở những người cánh tả của đảng Cộng hòa. Hạ nghị sĩ Warren Davidson đã hoan nghênh một số “chiến thắng ấn tượng” nhưng vẫn cho biết sẽ chờ văn bản chính thức của dự thảo luật trước khi ra quyết định.

Điều đó cũng cho thấy tồn tại những biến số. Việc sửa đổi 1 dự thảo luật rất tốn thời gian và nếu thất bại vào phút thứ 89, nó có thể khiến thị trường lao dốc như những gì đã xảy ra khi luật cứu trợ ngân hàng năm 2008 không được thông qua.

Ông McCarthy nói rằng ông sẽ tuân thủ quy tắc 72 giờ để cho phép các nhà lập pháp xem xét luật và đang dự kiến thực hiện bỏ phiếu thông qua tại Hạ viện vào ngày 31/5. Tại Thượng viện, bất cứ nhà lập pháp nào cũng có thể gây khó khăn cho việc thông qua dự luật và Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mike Lee của bang Utah tuyên bố sẽ làm như vậy nếu không thích các mốc chi tiêu trong hóa đơn.

Đây là “biến số” vẫn có thể đẩy nỗ lực nâng trần nợ công của Mỹ vào bế tắc, đe dọa thị trường tài chính toàn cầu - Ảnh 3.

Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Chính những điều này làm nổi bật lên việc không có chỗ cho sự thất bại hay thời gian để sửa chữa những điều chưa hợp lý. Quốc hội Mỹ cần thông qua dự luật nâng trần nợ công trước ngày 5/6, thời điểm mà Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen khẳng định nước Mỹ sẽ hết tiền.

Để đảm bảo không có biến cố xảy ra, Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện Hakeem Jeffries, Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Chuck Schumer và lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell đều sẽ huy động toàn lực để thuyết phục các bên liên quan. Dẫu vậy, trách nhiệm vẫn thuộc về Tổng thống Biden và Chủ tịch Hạ viện McCarthy, những người phải tập hợp được một liên minh các nghị sĩ ủng hộ để thông qua luật.

Thỏa thuận nâng trần nợ công bao gồm việc cắt giảm chi tiêu, nhưng ít hơn nhiều so với con số 4,8 nghìn tỷ USD mà Hạ viện đưa ra khi bắt đầu đàm phán. Trong khi đó, nó gây khó chịu cho những người cấp tiến của đảng Dân chủ khi họ cáo buộc Tổng thống chưa lên tiếng đủ để giành lợi thế trong thỏa thuận này.

Thế nhưng, ông McCarthy nói rằng: “Đàm phán là vì lợi ích của cả 2 bên. Nó sẽ không đám ứng được 100% những gì mỗi bên mong muốn”.

Tham khảo: Bloomberg

Linh Anh

Nhịp sống Thị trường

Từ Khóa:
Trở lên trên