Đây là cách “điện thoại Sơn Tùng” đánh bại Apple, Samsung
OPPO, thương hiệu smartphone đến từ Trung Quốc, đã giành chiến thắng trước các đối thủ sừng sỏ nhờ chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ và mạng lưới bán lẻ rộng khắp.
- 26-10-2016Apple vừa có một đại hội cổ đông ồn ào nhất lịch sử
- 18-10-2016Từ "kẻ hủy diệt iPhone" đến mắt xích khiến kinh tế Hàn Quốc lao đao
- 18-10-2016Samsung ngừng sản xuất Note 7, công nhân Việt Nam ra sao?
OPPO đã xây dựng mạng lưới 23.000 điểm bán lẻ khổng lồ khắp Trung Quốc và các nước châu Á khác, nhân viên kinh doanh ăn hoa hồng với mỗi điện thoại bán được và lấp đầy hàng ngàn bảng quảng cáo bằng hình ảnh của các đại sứ thương hiệu là những ngôi sao “hot” nhất. Tại Việt Nam, hình ảnh OPPO gắn liền với nam ca sĩ Sơn Tùng MTP.
Công ty còn kiểm soát tất cả mọi thứ, từ thiết kế đến phát hành và sản xuất điện thoại thay vì giao công việc này cho nhà thầu khác. OPPO cũng bán nhiều thiết bị qua các cửa hàng riêng, giao dịch trực tiếp với bất kỳ đối tác bán lẻ nào hơn là phụ thuộc vào trung gian và cung cấp đại diện bán hàng, khích lệ hậu hĩnh.
Chiến lược quyết liệt của OPPO tỏ ra hiệu quả khi đưa hãng qua mặt một vài đối thủ sừng sỏ nhất, vốn trông cậy nhiều vào tiếp thị trực tuyến và nhà mạng để bán sản phẩm.
Từ tên tuổi vô danh vài năm trước, OPPO nhanh chóng bán điện thoại nhiều thứ 4 thế giới. Trong quý vừa qua, hãng nghiên cứu Counterpoint cho biết OPPO đã vươn lên thành thương hiệu smartphone số 1 Trung Quốc với 17% thị phần, đứng thứ 2 tại Indonesia và đang tăng trưởng nhanh tại Ấn Độ.
Xét nhiều góc độ, thành công của OPPO là bằng chứng cho thấy thị trường điện thoại được thương mại hóa như thế nào và thị trường châu Á lớn đang ngày càng quan trọng ra sao.
Điện thoại OPPO không khác biệt nhiều so với dòng sản phẩm tầm trung của Samsung hay Xiaomi, tuy nhiên, công ty lại tạo ra được sự huyên náo cho chúng, chẳng hạn mẫu R9 “chuyên gia selfie” nhằm vào người dùng mạng xã hội châu Á với máy ảnh đẹp. Đây là mẫu smartphone bán chạy nhất Trung Quốc trong 3 tháng vừa rồi.
Không chỉ có vậy, thành công của OPPO còn nhờ vào thực tế Apple và Samsung đang sa sút.
Shijiazhuang, một quan chức phát hành điện thoại, nhận xét: “Không thương hiệu nào có thể đọ với phương thức oanh tạc của OPPO”.
Câu hỏi lớn là chiến lược này có bền vững không. Chi phí tiếp thị của OPPO cao hơn các thương hiệu tập trung vào bán hàng trên mạng và đang tăng với tốc độ chóng mặt. Đây không phải vấn đề khi mở rộng thị trường nhưng có thể không hoạt động nếu tỉ lệ tăng trưởng chậm lại.
Một vấn đề khác là tại vài thị trường, nơi việc kinh doanh do các nhà mạng nắm giữ, chiến lược đó không áp dụng được. Đó là lý do vì sao OPPO không thể chen chân vào thị trường Mỹ. Hãng cũng thất bại tại Mexico khi bán qua nhà mạng địa phương. Do độ nhận diện thương hiệu thấp và giá bán cao hơn một số đối thủ khác chính là rắc rối của OPPO tại đây, theo chuyên gia phân tích Woody Oh của Strategy Analytics.
Chiến lược của OPPO
Một buổi sáng tại trung tâm thương mại ở Jakarta (Indonesia), ngoài các cửa hàng được trang hoàng lộng lẫy, OPPO còn yêu cầu ít nhất 12 nhân viên bán hàng - chủ yếu là các cô gái trẻ - đi quanh trung tâm để hỏi khách hàng có muốn dùng thử điện thoại không.
Các khoản thưởng hậu hĩnh tạo động lực lớn cho nhân viên OPPO. Một người cho biết trong tháng tốt nhất, anh có thể kiếm được 1.500 USD tiền hoa hồng, cao gấp 6 lần mức lương tối thiểu tại Jakarta.
Sự hiện diện của OPPO tại một nước như Indonesia giúp ích tại các thành phố nhỏ hơn và những thị trấn nơi mua sắm trực tuyến chưa phát triển và mọi người muốn tự đi mua hàng hơn. Ông Sean Dang, Giám đốc OPPO Singapore, người giới thiệu OPPO đến Indonesia, cho biết khi tự sản xuất điện thoại và không nhờ vào nhà phân phối, họ muốn bảo đảm kiểm soát từ đầu đến cuối trải nghiệm khách hàng.
Chiến lược của OPPO có thể truy ngược từ BBK Electronics, một thương hiệu bán lẻ đường phố và nhà sản xuất điện thoại, đầu DVD, thiết bị điện tử khác từ những năm 1990. Do nhà sáng lập BBK Duan Yongping và cánh tay phải Tony Chen thành lập để tập trung vào thị trường nước ngoài, OPPO gia nhập thị trường Trung Quốc năm 2008 khi doanh số smartphone bùng nổ theo sau sự ra đời của iPhone.
Doanh số gộp của 4 thương hiệu dưới trướng BBK-Duan - OPP, Vivo, OnePlus và imoo - đưa tập đoàn lên vị trí thứ 2 toàn cầu, chỉ sau Samsung, theo hãng nghiên cứu IHS Markit. Vivo cũng đứng thứ 2 tại Trung Quốc, chỉ sau OPPO trong quý III.
Duan, người còn biết đến với biệt danh Duanfett tại Trung Quốc nhờ thành công của bản thân và sự ngưỡng mộ đối với tỷ phú Mỹ Warren Buffett, đã xây dựng cơ nghiệp từ BKK và nhờ đầu tư vào các công ty công nghệ Trung Quốc như NetEase và Yahoo vào đầu những năm 2000. Sau này, ông chuyển hướng sang làm từ thiện và rút khỏi công việc điều hành các công ty kể trên.
Bứt phá của OPPO khiến các đối thủ phụ thuộc vào tiếp thị trực tuyến như Xiaomi và LeEco trở nên nhạt nhòa. Xiaomi, một thời là startup công nghệ giá trị nhất thế giới nhờ hiệu ứng từ sản phẩm giá rẻ, đang ngày một tụt lùi trong 3 năm qua khi chiến lược quảng bá trên mạng không hiệu quả tại các khu vực hẻo lánh, trong khi tăng trưởng tại các thành phố lớn chậm lại đáng kể.