Đây là cách một quả “bóng bay khổng lồ” thổi bùng căng thẳng giữa 2 siêu cường
Việc Mỹ bắn hạn một quả bóng khổng lồ, có diện tích bằng 3 chiếc xe buýt chở học sinh với cáo buộc gián điệp đã gặp phải phản ứng giận dữ từ các nhà ngoại giao Trung Quốc, những người mô tả đó là một thiết bị dân sự phục vụ mục đích khoa học.
- 05-02-2023Trung Quốc ra đòn, tham vọng năng lượng mặt trời của Mỹ gặp "hòn đá tảng"
- 05-02-2023Phú quý "tụt lùi": Dân Mỹ đổ xô đi xây chuồng gà vì nỗi ám ảnh giá trứng tăng phi mã, các trại giống oằn mình đáp ứng nhu cầu
- 04-02-2023Mỹ, G7 công bố giá trần mới đối với các sản phẩm dầu của Nga
- 04-02-2023Báo Mỹ: Ngoại trưởng Blinken hoãn thăm Trung Quốc vì sự cố khinh khí cầu
- 03-02-2023Người dân Mỹ đau đầu vì giá trứng tăng mạnh, phong trào nuôi gà 'tự cung tự cấp' nở rộ
Sử dụng chiến đấu cơ tối tân nhất F-22 cùng với tên lửa không đối không chuyên dụng, Quân đội Mỹ đã bắn hạ quả bóng bay khổng lồ, di chuyển chậm chạp theo gió tại một khu vực nằm cách nhiều km so với mặt nước ở ngoài khơi Nam Carolina. Các mảnh vỡ của nó đang được trục vớt.
Đối với viên phi công, đây có lẽ là nhiệm vụ chiến đấu dễ dàng nhất mà người này từng thực hiện. Tuy nhiên, khi thiết bị mà quân đội Mỹ mô tả là “do thám” bị bắn hạ, nó đã thổi bùng căng thẳng ngoại giao giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích quyết định của Mỹ. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Tan Kefei gọi hành động của Mỹ là “phản ứng thái quá” đồng thời nói rằng đất nước của ông bảo lưu “quyền sử dụng các biện pháp cần thiết để đối phó với tình huống tương tự”.
Với một tuyên bố với những ngôn từ mạnh mẽ tương tự, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết việc sử dụng chiến đấu cơ và tên lửa để bắn hạ thiết bị là “sự vi phạm với thông lệ quốc tế”. Cả Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đề mô tả quả bóng là “khí cầu dân sự”, được sử dụng cho “mục tiêu khí tượng học và nghiên cứu”.
Thiết bị này lần đầu tiên được phát hiện ở Montana, nơi Mỹ đặt Căn cứ Không quân Malmstrom – một trong 3 kho chứa tên lửa hạt nhân chiến lược của quân đội Mỹ. Quả cầu màu trắng khổng lồ, với kích thước bằng 3 chiếc xe buýt, bay ở độ cao khoảng 20km hướng về phía đông nam qua Kansas và Missour.
Ngay sau khi thiết bị bị bắn hạ, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với các phóng viên rằng ông ra lệnh bắn nó ngay ngày 1/2 nhưng Lầu Năm Góc nói rằng thời điểm tốt nhất để bắn là khi nó bay qua biển. Điều này đã được thực hiện và Hải quân Mỹ đang tiến hành tìm kiếm mảnh vỡ của vật thể.
David Sacks, chuyên gia nghiên cứu về quan hệ ngoại giao Mỹ - Trung Quốc tại Hội đồng phi đảng phái về Quan hệ đối ngoại của Mỹ, cho biết sự việc đã tạo ra tác động tới quan hệ giữa 2 nền kinh tế mạnh nhất thế giới.
“Trung Quốc có thể đưa ra những tuyên bố cứng rắn nhưng tôi không nghĩ rằng họ sẽ đáp trả bằng mọi giá”, ông Sacks nói.
Ngoại trưởng Antony Blinken đã hoãn chuyến công du Trung Quốc sau khi phát hiện vật thể bay này. Trong khi đó, trên mạng xã hội Trung Quốc, người dùng đã chế giễu quyết định của Mỹ hoặc bày tỏ sự tức giận. Một số tờ báo cũng đã chỉ trích và gọi đó “rõ ràng là phản ứng thái quá”.
Trong khi đó, một số học giả Trung Quốc cho rằng có những người trong nội bộ nước Mỹ không muốn ông Blinken công du Trung Quốc còn Mỹ thì luôn “thích tạo ra những lợi thế thương lượng nhỏ cho mình” trước các cuộc gặp cấp cao để buộc Trung Quốc phải nhượng bộ. Tuy nhiên, điều này được họ mô tả là không hiệu quả.
Craig Singleton, một chuyên gia về Trung Quốc tại Mỹ, cho biết: “Người ta thường ít kỳ vọng chuyến thăm của ông Blinken sẽ mang lại kết quả nào đột phá. Ở thời điểm hiện tại, có lẽ hai siêu cường chẳng còn thấy gì có ý nghĩa trên bàn đàm phán”.
Tham khảo: CNBC
Nhịp sống Thị trường
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Á: Thành phố công nghiệp top đầu chìm vào ‘giấc ngủ’, hàng loạt nhà máy đóng cửa, người trẻ lũ lượt di cư bỏ lại nhà cửa trống rỗng
- Vỡ mộng chuyện cầm chưa đến 250 triệu đồng mua được căn nhà đất tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới: Món hời hay ‘hố đen hút tiền’?
- Ngủ quên trên chiến thắng quá lâu, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới giờ đây bị gán mác ‘gã ốm yếu’ của châu Âu, bị Mỹ và Trung Quốc bỏ xa trong kỷ nguyên công nghệ
- Buồn của Trung Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục, người trẻ lũ lượt về quê ‘nghỉ hưu non’, ‘viện dưỡng lão’ cho thanh niên mọc lên nhan nhản
- Trung Quốc rộ lên xu hướng 'suất ăn cho người nghèo', chuyên gia nhận định tình hình hiện tại như 'thập kỷ mất mát' ở Nhật Bản