MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đây là con số ám ảnh nền kinh tế Nhật Bản

31-07-2016 - 19:21 PM | Tài chính quốc tế

BoJ bắt đầu đặt mục tiêu lạm phát 2% vào tháng 1/2013, chưa đầy một tháng sau khi Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền với kế hoạch kéo nền kinh tế thoát ra tình trạng trì trệ đã hai thập kỷ.

Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED), NHTW Anh và châu Âu là một trong những cơ quan tiền tệ của thế giới đã đưa ra mục tiêu lạm phát khoảng 2%. Tuy nhiên, không nơi nào lại bị ám ảnh con số đặc biệt này như Nhật Bản, nơi mà thống đốc Haruhiko Kuroda quyết tâm sẽ làm bất cứ điều gì để kích thích kinh tế.

1. Có gì đặc biệt ở tỷ lệ lạm phát 2%?

BoJ bắt đầu đặt mục tiêu lạm phát 2% vào tháng 1/2013, chưa đầy một tháng sau khi Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền với kế hoạch kéo nền kinh tế thoát ra tình trạng trì trệ đã hai thập kỷ. Tại Nhật Bản và nhiều nước phát triển khác, mức gia tăng 2%/năm được coi là tỷ lệ tối ưu để khích lệ các công ty đầu tư và người tiêu dùng chi tiêu.

Và mức gia tăng lạm phát này cũng đủ “an toàn” để tránh gây nên lạm phát phi mã làm tê liệt nền kinh tế. Trong quá khứ, cộng hòa Liên bang Đức vào những năm 1920 và trường hợp mới nhất của Zimbabwe là những bài học tiêu biểu cho việc NHTW in thêm tiền tài trợ cho chi tiêu của chính phủ gây lạm phát phi mã.

2. Giảm phát gây ra những gì cho nền kinh tế Nhật Bản?

Giảm phát bắt đầu với sự bùng nổ của giá bất động sản và gây ra tình trạng bong bóng của giá tài sản. Các ngân hàng thường hạn chế cho vay, công ty tập trung vào việc cắt giảm nợ, tiền lương ứ đọng và người tiêu dùng hạn chế chi tiêu. Các hộ gia đình đã quen với việc giá cả hạ xuống và cắt giảm mua hàng.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, ảnh hưởng từ động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy Fukushima Daiichi vào năm 2011, đã hình thành nên một lối “tư duy giảm phát” trong người tiêu dùng và các công ty ở Nhật Bản. Bên cạnh đó, sự già hóa và giảm sút dân số là những hiện trạng tồi tệ mà Nhật Bản còn phải đối mặt

3. Kuroda sẽ làm gì để kích thích kinh tế Nhật Bản?

Nhằm kích thích tăng trưởng, thúc đẩy giá cả tăng lên, BOJ đã bắt tay vào một chương trình mua tài sản quy mô chưa từng có, qua đó gia tăng lượng tiền lưu thông trong năm lên khoảng 80 nghìn tỷ yên (758 tỷ USD), trong đó, 26 tỷ USD sẽ dành cho việc mua cổ phiếu tại quỹ ETF.

Ngoài ra, Kuroda vẫn tiếp tục áp dụng mức lãi suất âm 0,1% đối với tiền gửi vào BOJ và tiếp tục khẳng định các biện pháp nới lỏng trong tương lai sẽ được thực thi nếu cần thiết vì NHTW Nhật Bản vẫn chưa chạm đến giới hạn của chính sách.

4. Tác động của BOJ có ý nghĩa gì với thị trường?

Vào hôm thứ sáu vừa qua, Kuroda cho biết rằng ông đã yêu cầu một bảng đánh giá tổng quát về nền kinh tế và hiệu quả chính sách của BOJ. Giá cổ phiếu đóng cửa ở phiên giao dịch ở mức cao hơn một chút sau khi BOJ cho biết sẽ mở rộng khối lượng mua vào quỹ giao dịch (ETF) lên 26 tỷ USD mỗi năm.

Ngoài ra, Nhật Bản đã quyết định không thay đổi phần lớn các chính sách tiền tệ chính, đồng yên ngay lập tức giảm sau khi thông tin được đưa ra.Quyết định tiếp tục gia tăng lượng nắm giữ trái phiếu của BOJ đã khiến những nhà đầu tư vào trái phiếu chính phủ Nhật Bản dậy sóng. Họ cho rằng động thái này cộng với lãi suất âm sẽ làm hỗn loạn thị trường.

Trong một động thái bất ngờ, NHTW Nhật Bản cho biết sẽ tiến hành một chương trình đánh giá toàn diện trong kỳ họp tới diễn ra vào ngày 20-21/9 về hiệu quả của tất cả những chính sách tiền tệ kể từ khi ông Kuroda lên nắm giữ vị trí Thống đốc năm 2013.

5. Tại sao không cơ cấu lại chính sách thuế?

Nhật Bản là một quốc gia “nghèo nàn” về tài nguyên, phải nhập khẩu tới 99,7% dầu mỏ, 100% thủy ngân và nhôm, 90% quặng sắt..Do đó, doanh thu từ thuế của hàng nhập khẩu sẽ giảm khi đồng yên tăng giá.

Do đó, chính sách tiền tệ của Kuroda, cùng với mức tăng khổng lồ của chi tiêu chính phủ, lẽ ra phải dành cho việc cải cách cơ cấu hệ thống thuế của Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực như, nông nghiệp, năng lượng, ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe và thị trường lao động mà nam giới làm trung tâm, bao gồm cả các quy định có niên đại từ năm 1960 là chế độ hưu trí suốt đời cho nhân viên tại các công ty lớn. Tuy nhiên, những điều này đã được làm chậm để cụ thể hóa.

Khi thống đốc BOJ bắt đầu phát động chương trình của mình, dầu được giao dịch ở mức gần 100USD/thùng. Hiện tại, giá dầu xuống thấp hơn 50USD. Đây là tin xấu đối với quốc gia xuất khẩu nhiên liệu này và đang cố gắng tăng giá. Ngay cả sự tăng giá của đồng yên trong năm nay cũng không giúp gì được, vì nó giảm chi phí của hàng hóa từ nước ngoài.

Đinh Lộc

Bloomberg

Trở lên trên