Đây là những ưu thế của Việt Nam trong thúc đẩy số hóa nền kinh tế
Với sự tăng trưởng kinh tế ngay cả trong đại dịch, đặc biệt là nền kinh tế kỹ thuật số, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư. Cùng với đó, Chính phủ cũng ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này.
- 03-03-2021Vì sao VinFast lên kế hoạch mở nhà máy ở thị trường cạnh tranh nhất thế giới về xe điện với những gã khổng lồ như Tesla, BYD?
- 02-03-2021TP. HCM thu ngân sách 2.900 tỷ đồng/ngày, gần gấp đôi mức trung bình phải thu
- 02-03-2021Thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo
- 02-03-2021Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế triển khai tiêm vaccine Covid-19 ngay trong tuần này
Trong khi các quốc gia Đông Nam Á khác có nền kinh tế suy giảm trong năm 2020 do phải hứng chịu khủng hoảng từ đại dịch Covid-19, Việt Nam lại là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh nhất trên thế giới - thậm chí cao hơn cả Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công này là sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số - nền kinh tế đang phát triển mạnh với 14 tỷ USD vào năm 2020 và được dự đoán sẽ là 52 tỷ USD vào năm 2025. Từ năm 2016 đến 2020, các giao dịch thông qua bán hàng trực tuyến ở Việt Nam đã tăng gấp 6 lần. Cùng với đó, mức tăng trưởng người dùng tích cực hàng tháng, cùng với quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 46% so với năm 2019.
Là một trong những quốc gia có lượng người dùng trực tuyến phát triển nhanh nhất trên thế giới, nguồn cung cấp thiết bị và dịch vụ rộng khắp đi cùng với hệ sinh thái hỗ trợ toàn diện, nền kinh tế Internet của Việt Nam đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết và thu hút được nhiều sự chú ý.
Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế kỹ thuật số phát triển trong thời đại 4.0, Chính phủ Việt Nam đã thực thi nhiều điều luật và quy định mới, chẳng hạn như Luật An ninh mạng số 86/2015/WH13 hay Quyết định 749/QĐ- TTg ngày 30/6/2020 về "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025".
Cùng với đó là các chính sách tập trung vào việc ứng dụng công nghệ để thành lập Chính phủ điện tử, nhằm tăng tính minh bạch cũng như tốc độ cấp phép cho doanh nghiệp; hợp pháp hóa các hoạt động thương mại điện tử như phát triển AI, gọi xe trực tuyến hoặc thanh toán không dùng tiền mặt...
Đồng thời, các biện pháp quản lý thông tin chặt chẽ hơn đã được đưa ra. Đáng chú ý là Nghị định 15/2020 / NĐ-CP ngày 3/2/2020 cho phép cơ quan công an điều tra và xử phạt những cá nhân, tổ chức tung tin thất thiệt, bôi nhọ trên mạng xã hội.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam công nhận các giao dịch trực tuyến (trừ các giao dịch được thực hiện qua mạng xã hội). Những giao dịch này có hiệu lực pháp lý và khả năng thực thi giống với hợp đồng bằng văn bản. Theo đó, có ba loại hình thương mại điện tử:
Thứ nhất, trang web dành cho doanh nghiệp với khách hàng (B2C) được tạo ra để phục vụ các hoạt động thương mại của chủ sở hữu trang web. Thứ hai, trang web từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B) (điển hình như Tiki, Lazada, Shopee) được tạo ra cho các cá nhân hoặc tổ chức khác thực hiện giao dịch. Thứ ba là ứng dụng được cài đặt trên các thiết bị điện tử có kết nối internet để phục vụ cho các giao dịch thương mại.
Theo Thông tư 59/2015/TT-BCT về thương mại điện tử qua ứng dụng và Thông tư 47/2014/TT-BCT về thương mại điện tử qua trang web B2C và B2B, chủ sở hữu trang web hoặc ứng dụng trước tiên phải đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý về loại hình kinh doanh có điều kiện liên quan đến hoạt động thương mại điện tử.
Nói cách khác, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ ngành nghề mà họ dự định tham gia có yêu cầu những giấy phép, chứng chỉ hoặc sự chấp thuận của cơ quan nhà nước hay không trước khi bắt đầu kinh doanh. Ví dụ, để kinh doanh dịch vụ cung cấp đồ ăn, nhà đầu tư phải có Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm. Bước tiếp theo, nhà đầu tư phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh thương mại điện tử.
Tùy thuộc vào loại hình thương mại điện tử mà các nhà cung cấp dịch vụ phải thông báo hoặc đăng ký thông tin chính thức của họ cho cơ quan nhà nước như sau:
Với các trang web B2C, nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm gửi thông báo về trang web B2C qua Cổng thương mại điện tử của Bộ Công Thương (MOIT) http://www.online.gov.vn/. Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ thông tin theo yêu cầu, Bộ Công thương sẽ gửi thông báo xác nhận cho nhà cung cấp dịch vụ.
Với trang web B2B, nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm nộp hồ sơ đăng ký trang web B2B qua Cổng thương mại điện tử của Bộ Công Thương (MOIT) http://www.online.gov.vn/.
Với ứng dụng di động, cũng tương tự như các trang web B2C và B2B, nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm gửi thông báo về ứng dụng nếu nó sử dụng cho các hoạt động thương mại điện tử của chính chủ sở hữu, hoặc nộp đơn đăng ký ứng dụng di động nếu ứng dụng đó phục vụ cho các hoạt động thương mại của cá nhân hoặc tổ chức khác.
Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài cũng như chuyển đổi đất nước sang nền kinh tế kỹ thuật số. Theo ông Oliver Massmann, Tổng Giám đốc Công ty luật Duane Morris Vietnam LLC, sẽ không quá nếu nói với tốc độ phát triển này, Việt Nam sẽ có thể ngang hàng với Singapore. Đây chính là một cơ hội tốt cho các nhà đầu tư quan tâm đến việc phát triển các dịch vụ kỹ thuật số tại Việt Nam.