Dãy số quan trọng trên sổ BHXH người lao động cần nhớ
Mỗi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đều được cấp một mã số riêng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về dãy số này.
- 26-01-2023ChatGPT có thay thế được lập trình viên, kỹ sư phần mềm hay không?
- 19-01-2023Đổi điện thoại mới, làm ngay việc sau để tránh rò rỉ thông tin cá nhân trong tài khoản định danh điện tử
Mã số bảo hiểm xã hội là gì?
Theo khoản 2.13 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mã số bảo hiểm xã hội là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế.
Theo đó, mỗi người tham gia sẽ được cấp riêng một mã số BHXH là một dãy các số mà không trùng lặp với bất cứ ai.
Mã số BHXH là một dãy ký tự gồm 10 chữ số được in trực tiếp trên sổ BHXH của người tham gia, ví dụ: 0129722530.
Đây cũng chính là mã sổ BHXH của người lao động. Cụ thể, Căn cứ theo Công văn 3340/BHXH-ST năm 2017 về việc cấp sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) theo mã số BHXH, 10 chữ số được in trên sổ BHXH vừa là số sổ, vừa là mã số BHXH của cá nhân đó.
Mã số BHXH dùng để làm gì?
Mã số BHXH giúp xác định chính xác người lao động tham gia BHXH. Mã số BHXH chủ yếu được dùng để tra cứu quá trình tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Dù tra cứu online hay tra cứu bằng tin nhắn thì hệ thống cơ sở dữ liệu cũng đều yêu cầu người lao động phải có thông tin về mã số BHXH thì mới cho phép tra cứu.
Quên mã số BHXH thì làm thế nào?
Mã số BHXH có đến 10 ký tự nên không phải ai cũng có thể nhớ mã số BHXH của mình. Nếu quên mã số BHXH, người lao động có thể dễ dàng tra cứu mã số BHXH nhờ các cách sau:
Cách 1: Xem trên bìa sổ BHXH
Căn cứ Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015 quy định về mẫu sổ BHXH, mã số BHXH được in trên trang 1 của bìa sổ BHXH, xuất hiện ngay dưới tên của người lao động.
Cách 2: Xem trên thẻ BHYT
Nếu đang dùng thẻ BHYT mẫu cũ được cấp trước ngày 1/4/2021, mã số BHXH là 10 số cuối ở ô thứ 4 trên thẻ BHYT.
Trường hợp được cấp thẻ BHYT mẫu mới từ ngày 1/4/2021, 10 ký tự thể hiện mã số thẻ BHYT cũng chính là mã số BHXH.
Cách 3: Tra cứu online trên cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam
Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam
Người lao động truy cập vào Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam và chọn chức năng "Tra cứu trực tuyến" trên website
Sau đó, người lao động tích chọn “Tra cứu mã số BHXH”
Bước 2: Thực hiện tra cứu mã số BHXH
Người lao động điền đầy đủ các thông tin của mình vào các trường có (*) như sau:
- Tỉnh/TP: Căn cứ vào địa chỉ đơn vị đóng BHXH
- Họ tên: Bạn có thể lựa chọn viết tên Có dấu/Không dấu
- Ngày sinh (ghi đủ cả ngày tháng năm sinh)/ Năm sinh (chỉ cần điền năm sinh)
Nhấn chọn “Không phải người máy” để xác thực mã Capcha tự động
Bước 3: Nhận kết quả tra cứu
Người lao động điền đủ 3 thông tin trên thì người lao động nhấn “Tra cứu” khi đó cơ quan BHXH sẽ trả về cho người lao động kết quả về các thông tin sau:
- Mã số BHXH: Dãy 10 số của người tham gia BHXH là duy nhất và riêng biệt.
- Họ và tên: Thông tin cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH
- Giới tính: Thông tin cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH
- Ngày sinh: Thông tin cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH
- Mã hộ BHXH: Mã số BHXH hộ gia đình
- Địa chỉ: Địa chỉ cư trú của người tham gia
- Trạng thái: Đã đồng bộ
Cách 4: Tra cứu tại ứng dụng VssID
Người lao động có thể tra cứu mã số bảo hiểm xã hội của mình thông qua tài khoản VssID của bạn bè hoặc người thân với các thao tác đơn giản.
Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID.
Bước 2: Chọn Tra cứu.
Bước 3: Chọn Tra cứu mã số BHXH.
Bước 4: Nhập thông tin.
Bước 5: Xem mã số bảo hiểm xã hội.
Trí Thức Trẻ