ĐBQH: Cơ chế, chính sách đặc thù không phải "xin - cho", lãnh đạo phải có bản lĩnh mới dám xin
Đây là quan điểm của ĐBQH Tạ Văn Hạ, đoàn Quảng Nam trong phiên thảo luận trực tuyến xung quanh các dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế.
- 26-10-2021ĐBQH: Không lẽ Trung đoàn Không quân CAND lại đi mượn máy bay?
- 25-10-2021ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Hà Nội chưa nên cho học sinh đi học trở lại
- 09-08-2021Giáng chức Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP Đà Nẵng
- 28-07-2021100% số ĐBQH có mặt tán thành Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ khóa mới
- 27-07-2021ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Có những cá nhân tự cho mình cái gọi là "quyền ban phát" khi được giao nhiệm vụ phân bổ vốn đầu tư công
Vị ĐBQH đoàn Quảng Nam bày tỏ quan điểm ủng hộ việc ban hành nghị quyết của Quốc hội và nêu ra một số vấn đề cơ liên quan. Theo đó, đại biểu Hạ cho rằng Nghị quyết cần nghiên cứu bổ sung một số mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể làm cơ sở và căn cứ để chúng ta giám sát và đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện nghị quyết này.
Về cơ chế, chính sách cụ thể cần cân nhắc nghiên cứu kỹ từng thế mạnh của từng tỉnh để có những chính sách cho phù hợp, để phát huy được cao nhất thế mạnh và đạt được hiệu quả cao nhất của các tỉnh.
Về phần tổ chức thực hiện, ông Hạ cho biết nghị quyết đã quy định trách nhiệm của Chính phủ, các bộ ngành của cấp tỉnh nhưng vẫn đề nghị bổ sung thêm trách nhiệm của người đứng đầu. Khi Nghị quyết được ban hành, đây không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức cho những người lãnh đạo, cho những người đứng đầu có năng lực, có tài năng, dám nghĩ dám làm.
"Đây không phải là cơ chế xin - cho. Lãnh đạo phải có bản lĩnh thì mới dám xin cơ chế đặc thù. Ta phải khẳng định như vậy. Cho nên tôi thấy cần thiết phải quy định thêm trách nhiệm của người đứng đầu ở nghị quyết này", ông Hạ nói.
Theo ĐBQH Cầm Hà Chung (Phú Thọ), trong thực tiễn thực hiện các chính sách pháp luật để phát triển kinh tế-xã hội sẽ nảy sinh vướng mắc, cản trở sự phát triển, chính vì thế cần có thí điểm cơ chế, chính sách. Việc thí điểm này, ngoài các mục tiêu liên quan tới địa phương còn có mục tiêu hoàn thành hệ thống pháp luật các thể chế chính sách để thống nhất trên cả nước.
Theo ông Chung và phát biểu của các ĐBQH, nhiều địa phương muốn có cơ chế đặc thù để tháo gỡ điểm nghẽn, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế -xã hội.
"Việc giải quyết mong muốn của các địa phương, nếu không ổn thỏa, nếu không có tiêu chí cụ thể sẽ tạo áp lực lên Đoàn ĐBQH và lãnh đạo các địa phương chưa được hoặc không được hưởng cơ chế đặc thù. Cử tri và nhân dân nhận thức chưa đầy đủ sẽ cho rằng Đoàn ĐBQH, lãnh đạo địa phương có yếu kém không khi không xin được cơ chế cho địa phương…", ông Chung nói.
Vẫn theo ĐBQH Cầm Hà Chung, trong thí điểm cơ chế, chính sách cho địa phương phải có tiêu chí thì mới có thể giải thích với nhân dân, tránh cơ chế xin cho, quyết định cảm tính. Cần xác định mục tiêu, thứ tự ưu tiên để Quốc hội xem xét lựa chọn thực hiện thí điểm tại một số địa phương đại diện các vùng miền. Trên cơ sở đó, tổng kết hoàn thiện khung pháp lý để thực hiện trên toàn quốc.
Tổ Quốc
- Thúc đẩy TP HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế, phát triển chuỗi công nghiệp gắn với hành lang kinh tế xuyên Á
- Hải Phòng, Thanh Hóa... chính thức được hưởng cơ chế đặc thù, đây là một vài điểm đáng chú ý
- Quốc hội chốt chỉ tiêu GDP năm 2022 khoảng 6-6,5%
- Thủ tướng giải đáp chương trình ứng phó với dịch COVID-19 trong thời gian tới: Sẽ quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ y tế
- Phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội khóa XV: Để lại nhiều dấu ấn