ĐBQH: Không lẽ Trung đoàn Không quân CAND lại đi mượn máy bay?
Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa, tranh luận tại hội trường Diên Hồng.
Đại biểu Quốc hội Đỗ Ngọc Thịnh chia sẻ việc đất nước ta còn khó khăn và phải tiết kiệm, nhưng không thể vì tiết kiệm mà không trang bị cho Cảnh sát cơ động tàu bay, tàu thủy.
- 26-10-2021Đại biểu Quốc hội sẽ chọn 4 thành viên Chính phủ trả lời chất vấn
- 25-10-2021Chủ tịch Quốc hội: Cuộc sống không có bảo hiểm như đi cầu thang không có tay vịn, nhưng cần bình đẳng giữa người mua và người bán
- 23-10-2021Các đại biểu Quốc hội kỳ vọng gì ở dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi)?
- 22-10-2021Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lý giải vì sao Hải Phòng, Thanh Hóa... được thí điểm áp dụng cơ chế đặc thù?
- 22-10-2021Quốc hội thảo luận những gì về cơ chế đặc thù cho Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế?
Sáng 26/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về Dự án Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ). Một số đại biểu đã bày tỏ băn khoăn về việc trang bị máy bay cho lực lượng CSCĐ. ĐBQH Quản Minh Cường (đoàn Đồng Nai), cho biết sau 7 năm thực hiện Pháp lệnh CSCĐ, lực lượng CSCĐ đã phát huy được vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
"Đây là những lực lượng nòng cốt, chuyên trách và theo tôi chủ yếu là sử dụng biện pháp vũ trang vì bao gồm có tuần tra, canh gác, bảo vệ mục tiêu, bảo vệ chức năng đặc biệt và tham gia chủ đạo trong công tác trấn áp các loại tội phạm mà cần những biện pháp vũ trang mạnh", ông Cường nhận định.
Tuy nhiên, khi thực hiện nhiệm vụ, CSCĐ rất dễ ảnh hưởng quyền và lợi ích căn bản của công dân, tổ chức xã hội, quyền con người.
"Pháp lệnh Cảnh sát cơ động đã quy định khá chi tiết nhưng vẫn không thể đầy đủ, khoa học để cho lực lượng cảnh sát cơ động khi thực hiện nhiệm vụ. Nếu chúng ta nâng lên thành luật thì sẽ đảm bảo cho lực lượng cảnh sát cơ động khi thực hiện nhiệm vụ sẽ chủ động hơn và đặc biệt là nếu quy định thành luật nó sẽ phòng, chống được việc lạm quyền như tôi phân tích", ĐBQH Quản Minh Cường cho biết.
Về nội dung cho phép lực lượng CSCĐ sử dụng máy bay, ông Cường cho biết Pháp lệnh CSCĐ đã quy định, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép, Bộ Công an đã thành lập Trung đoàn Không quân. Do đó, vấn đề ở đây không phải là sử dụng máy bay hay không, mà thấy rằng, nhiệm vụ của lực lượng CSCĐ cần phải sử dụng máy bay.
Vị ĐBQH tỉnh Đồng Nai cũng dẫn việc cảnh sát các nước trong khu vực sử dụng máy bay trực thăng rất nhiều.
"Trong xu thế hoạt động của tội phạm sử dụng những phương thức vô cùng tinh vi, trang thiết bị hiện đại như tội phạm ma túy, tội phạm có tổ chức...; việc quy định lực lượng CAND nói chung, lực lượng CSCĐ nói riêng sử dụng máy bay là hết sức cần thiết. Không lẽ Trung đoàn Không quân CAND của Bộ Công an lại đi mượn máy bay ở đâu?", ĐBQH Quản Minh Cường nhấn mạnh thêm.
Trong khi một số đại biểu lo ngại tăng kinh phí cho ngân sách và cho rằng CSCĐ có thể sử dụng máy bay của Quân đội khi cần.... Tranh luận về vấn đề này, ĐBQH Đặng Hồng Sỹ (Bình Thuận) cho rằng không phù hợp, vì nhiệm vụ chính của CSCĐ là bảo đảm ANTT, giải quyết các vụ việc bạo loạn, khủng bố, mất ANTT ở các địa phương.
"Nếu sử dụng máy bay của Quân đội để tham gia trong các vụ việc này thì không phù hợp chức năng nhiệm vụ của lực lượng Công an, dễ bị các thế lực thù dịch lợi dụng, tung tin chúng ta đưa Công an, Quân đội ra đàn áp Nhân dân. Mặc dù kinh phí có tốn kém nhưng lực lượng CSCĐ phải tiến lên hiện đại, trong lâu dài phải bố trí để lực lượng này chủ động hơn trong các tình huống xảy ra", đại biểu lý giải.
Đồng quan điểm, ĐBQH Nguyễn Minh Đức (TP Hồ Chí Minh) viện dẫn các điều luật quốc tế cho biết trong mọi trường hợp khi có vấn đề gây hấn, xung đột dân sự ảnh hưởng an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội của mỗi quốc gia, ví dụ như có khủng bố, bạo loạn thì không bao giờ được phép sử dụng lực lượng Quân đội để thực hiện hành vi trấn áp bảo đảm an ninh quốc gia, mà phải sử dụng lực lượng Cảnh sát.
Trong khi một số đại biểu cho rằng đất nước chúng ta còn khó khăn, chúng ta cũng phải tiết kiệm nhưng ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) khẳng định, CSCĐ là lực lượng chống khủng bố, bạo loạn, bảo đảm ANTT, là một trong những lực lượng nòng cốt, quan trọng nhất của Công an.
"Không thể vì tiết kiệm mà không trang bị cho họ tàu bay, tàu thủy. Nếu họ ngăn chặn được những vụ việc khủng bố, bạo loạn, cứu được người, cứu được vụ việc quan trọng của quốc gia thì không thể đo đếm được bằng tiền", ông nhấn mạnh.
Tổ Quốc
- Thúc đẩy TP HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế, phát triển chuỗi công nghiệp gắn với hành lang kinh tế xuyên Á
- Hải Phòng, Thanh Hóa... chính thức được hưởng cơ chế đặc thù, đây là một vài điểm đáng chú ý
- Quốc hội chốt chỉ tiêu GDP năm 2022 khoảng 6-6,5%
- Thủ tướng giải đáp chương trình ứng phó với dịch COVID-19 trong thời gian tới: Sẽ quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ y tế
- Phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội khóa XV: Để lại nhiều dấu ấn