Đề nghị bỏ đốt vàng mã: Người dân "thủ phủ" vàng mã Văn Hội lên tiếng
Sau đề nghị bỏ đốt vàng mã từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, người dân làng nghề vàng mã truyền thống Văn Hội (Thường Tín, Hà Tây) đã nói lên quan điểm của mình.
- 23-02-2018"Đốt vàng mã nhà lầu, xe hơi, người đẹp..., hương linh có dùng đâu"
- 08-02-2018Tết ông Công ông Táo: Không còn nhiều người chuộng đốt vàng mã
Với quan niệm "trần sao, âm vậy", việc đốt vàng mã từ xưa đến nay đều mang ý nghĩa như một việc làm thể hiện sự hiếu thuận dành cho những người đã khuất.
Tuy nhiên, khi tập tục này ngày càng phát triển đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Đặc biệt mới đây, việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đưa ra đề nghị bỏ tục đốt vàng mã đã làm dấy lên những tranh luận từ phía cộng đồng.
Có những người không ngần ngại bỏ hàng triệu, thậm chí là chục triệu đồng để mua vàng mã và đem đốt. Ảnh: Ngô Phong
Chúng tôi về ngôi làng vàng mã truyền thống từ lâu đời tại Duyên Trường (Thường Tín, Hà Tây) trong những ngày người dân nơi đây tất bật chuẩn bị vàng mã để bán buôn dịp Rằm tháng giêng.
Nhiều người đã nêu lên quan điểm của mình việc bỏ tục đốt vàng mã đang gây tranh cãi.
Vốn sống bằng nghề làm vàng mã, đa phần người dân nơi đây đều cho rằng có thể tiếp tục đốt vàng mã, nhưng có mức độ nhất định.
Ông Nguyễn Duy Hường (xóm 5 Văn Hội, Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội), gia đình đã có chục năm làm vàng mã cho biết: "Hiện tại trước thông tin đề nghị bỏ đốt vàng mã, chúng tôi vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều lắm, nhìn chung ở làng vẫn buôn bán bình thường.
Nếu Nhà nước cấm hẳn, chúng tôi cũng sẵn sàng chấp hành".
Cùng quan điểm với ông Hường, bà Lê Thị Hòa (xóm 5 Văn Hội, Văn Bình, Thường Tín) khẳng định: "Nếu Nhà nước đề ra việc cấm đốt vàng mã, chúng tôi sẵn sàng chấp hành.
Mặc dù nhà có bán vàng mã nhưng tôi cảm thấy việc đốt quá nhiều cũng là lãng phí tiền của".
Lao động