‘Đệ nhất’ tằn tiện: Nhặt hoa ở nhà tang lễ tặng vợ, giấy WC 2 lớp xé còn 1 lớp, quét gạo dưới đất nấu bữa tối tân hôn
Ngoài quét gạo dưới đất để nấu cơm, Roy Haynes còn nhặt vỏ túi bỏng ngô và cốc đồ uống trong thùng rác của rạp chiếu phim rồi mang ra quầy để được đổ đầy lại.
- 02-07-2021Yêu cầu tài xế giao hàng chỉ rẽ phải, một hãng vận chuyển tiết kiệm được 50 triệu USD, giảm lượng khí thải tương đương 20.000 ô tô chở khách mỗi năm
- 01-07-2021Tiết kiệm tiền từ khi đi làm, người Đan Mạch giàu nhất Liên minh châu Âu
- 24-06-2021Từng phải nhịn đói để tiết kiệm tiền, ông chủ Kakao thành người giàu nhất Hàn Quốc
Roy Haynes là người đàn ông Mỹ nổi tiếng với những biệt danh như "kẻ cuồng tiết kiệm", "trông trùm hà tiện" hay "người đàn ông ‘rẻ tiền’ nhất nước Mỹ". Đúng như tên gọi, Haynes sống vô cùng tằn tiện và ông thậm chí còn lấy làm tự hào khi được gọi như vậy.
Ông sống cùng vợ là Lisa ở Huntington. Cặp đôi này đã tìm mọi cách để cắt giảm chi phí sinh hoạt và tập trung vào việc cứu hộ động vật hơn là làm việc bình thường để kiếm tiền như mọi người. Họ cùng nhau quản lý một đơn vị từ thiện tên là Save Our Strays.
Ở tuổi ngoài 60, Haynes không nợ nần, không phải trả tiền mua nhà, mua xe và cũng không phải nuôi con. Ông không có một công việc cố định và chỉ kiếm được hơn 15.000 USD/năm. Vì vậy, ông tìm cách tiêu ít tiền nhất có thể.
Trong một chương trình truyền hình, Haynes cho biết không có việc gì là ông chưa từng thử để tiết kiệm. Khi đi siêu thị mua hoa quả, ông thường nhổ phần cuống của chúng để giảm bớt trọng lượng. Ông từng dùng vỏ quả chuối để đánh bóng giày.
Chưa dừng lại ở đó, Haynes còn… giặt sạch, phơi khô khăn giấy một lần để tái sử dụng. Ông làm tương tự với bát đĩa giấy dùng một lần. Với giấy vệ sinh 2 lớp, ông luôn xé chỉ còn 1 lớp để dùng được nhiều hơn. Người đàn ông này tái chế hầu hết mọi thứ, từ túi cà phê đến chỉ nha khoa. Những việc này giúp ông tiết kiệm được cả trăm USD mỗi năm.
Lisa chia sẻ: "Chồng tôi luôn cố gắng ngăn tôi tiêu tiền. Điều đó rất khó chịu. Ông ấy còn đông đá thẻ tín dụng trong tủ lạnh để tôi không lạm dụng nó trong chi tiêu".
Mỗi tháng, Haynes cùng Lisa đi "hẹn hò" một lần, nhưng ông chỉ đưa vợ đến… trạm xăng. Ông thường gom những mẩu phô mai, bánh quy và socola miễn phí để làm đồ ăn vặt trên đường đi.
Có lẽ, việc "hào phóng" nhất mà Haynes từng làm là đưa Lisa đi xem phim. Tuy nhiên, ông không mang tiền để mua đồ ăn vặt. Khi biết rạp phim có chương trình đổ đầy bỏng ngô và đồ uống miễn phí với những người đã mua hàng, Haynes nhanh trí lôi từ… thùng rác ra một túi bỏng ngô cùng hai cốc đồ uống. Ông mang chúng đi rửa qua và mang đến quầy để được đổ đầy như thể mình từng mua hàng ở đó.
Lisa đã sống cùng sự hà tiện của Haynes kể từ khi ông bắt đầu tán tỉnh bà với "chiến lược" tiết kiệm cách đây vài chục năm.
Lisa nhớ lại: "Toàn bộ chi phí cho đám cưới chỉ hết 70 USD (khoảng 1,6 triệu đồng), chúng tôi dừng ở một cửa hàng McDonald’s trên đường về nhà nhưng không mua gì cả. Hàng xóm tung gạo vào chúng tôi để chúc mừng và ông ấy đã quét số gạo đó để nấu bữa tối tân hôn".
Bà tiếp tục kể một vài lần lãng mạn hiếm hoi của chồng: "Ông ấy từng tặng tôi một bó hoa hồng. Không lâu sau, tôi phát hiện rằng ông ấy nhặt từ nhà tang lễ, sau khi nó bị vứt đi.
Một lần, Haynes đưa tôi đến nhà hàng nhưng thay vì gọi món, ông ấy đã làm một việc khiến tôi xấu hổ: Xin đồ ăn thừa trên bàn của người khác để mang về nhà. Lúc đó, tôi thực sự muốn ‘xử’ chồng mình ngay tại chỗ".
Đáp lại sự "bóc phốt" của vợ, Haynes nói: "Ý nghĩa của bó hoa mới là quan trọng". Ông giãi bày: "Tôi yêu Lisa và cố gắng làm hài lòng cô ấy bằng những việc tốt nhất có thể mà không tiêu tiền".
Đối với Haynes, điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống là những thứ miễn phí. Người đàn ông này không ngại lục thùng rác của người khác. Ông nói rằng các bãi rác là "kho báu" của mình.
Ngoài tiết kiệm, Haynes cũng có một số cách thông minh để kiếm tiền, bao gồm trao đổi hàng hóa với hàng xóm và các cửa hàng hay bán lại quần áo được cho tặng. "Nền kinh tế có suy thoái ra sao thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến chúng tôi vì đằng nào chúng tôi cũng giống như đang sống trong một cuộc suy thoái", Haynes cho biết.
Nguồn: TS
Doanh nghiệp & Tiếp thị