MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Để tiến tới thành công cần 20% IQ và tới 80% EQ: Những dấu hiệu cho thấy đứa trẻ có "EQ thấp" mà nhiều bậc cha mẹ thường bỏ qua

21-06-2021 - 06:39 AM | Sống

Để tiến tới thành công cần 20% IQ và tới 80% EQ: Những dấu hiệu cho thấy đứa trẻ có "EQ thấp" mà nhiều bậc cha mẹ thường bỏ qua

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng việc trau dồi chỉ số IQ của trẻ là vô cùng quan trọng và họ thường bỏ qua việc phát triển EQ, nhưng thực tế, những đứa trẻ thiếu EQ sẽ khó thành công cho dù IQ của chúng có nổi bật đến đâu.

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là thuật ngữ nói về chỉ số cảm xúc của mỗi cá nhân, mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng (trong mô hình tính cách về trí tuệ xúc cảm) hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của mỗi người, của người khác và của các nhóm cảm xúc khác nhau.

Trẻ có vấn đề về EQ thường làm người khác phật ý. Điều này thể hiện rất rõ trong câu chuyện về một đứa trẻ 10 tuổi nhận được tiền lì xì từ người lớn vào ngày lễ Tết. Tuy nhiên, thay vì cảm ơn, đứa trẻ lại chê số tiền bản thân nhận được quá ít. Câu nói khiến mọi người ngượng ngùng và không khí trở lên ngột ngạt.

Đây là dấu hiệu điển hình của những đứa trẻ có EQ thấp và câu chuyện cũng xảy ra với nhiều gia đình Việt Nam trong các mùa lễ Tết.

Để tiến tới thành công cần 20% IQ và tới 80% EQ: Những dấu hiệu cho thấy đứa trẻ có EQ thấp mà nhiều bậc cha mẹ thường bỏ qua - Ảnh 1.

Gorman, Tiến sĩ tâm lý học tại Đại học Harvard, cho biết: 80% thành công của một người là trí tuệ cảm xúc (EQ) và 20% còn lại là IQ. Chính vì vậy, yếu tố quyết định phần lớn thành tích của con người không phải tài năng thiên bẩm mà là trí tuệ cảm xúc.

6 biểu hiện của trí tuệ cảm xúc cần được nâng cao:

Gorman, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard, đã chỉ ra rằng: "Trí tuệ cảm xúc bao gồm năm khía cạnh: khả năng nhận biết cảm xúc của chính mình, khả năng quản lý cảm xúc của chính mình, khả năng chịu đựng sự thất bại, khả năng hiểu được cảm xúc của người khác và khả năng quản lý các mối quan hệ giữa các cá nhân."

Mức độ thông minh cảm xúc của trẻ có thể được nhìn thấy từ hoạt động hàng ngày.

Các chuyên gia về nuôi dạy con cái đã tóm tắt sáu biểu hiện của EQ thấp ở trẻ em. Nếu con bạn gặp phải những tình trạng này thì ở một khía cạnh nào đó, đó là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thấp, cha mẹ không được bỏ qua. Bởi vì hành vi của một đứa trẻ từ khi còn nhỏ thường phản chiếu cách nó lớn lên và ảnh hưởng đến cuộc sống của nó.

1. Mất bình tĩnh khi không hài lòng.

2. Chỉ quan tâm đến cảm xúc cá nhân.

3. Thích phàn nàn, thích đổ lỗi cho người khác.

4. Không chịu được sự chỉ trích, la mắng, phê bình và luôn có suy nghĩ tiêu cực.

5. Thích chọc vào điểm yếu của người khác.

6. Ngịch ngợm, không nghe lời.

Những đứa trẻ như vậy thường thiếu tự chủ và dễ gặp vấn đề trong việc quan sát trật tự xã hội và giao tiếp giữa các cá nhân.

Trẻ em có EQ thấp thật khó để thành công khi lớn lên

Trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp khó hòa đồng với mọi người và thế giới xung quanh, khó chấp nhận bản thân. Một đứa trẻ như vậy thực sự khó có triển vọng trong tương lai. Ngoài ra, EQ thấp thực sự sẽ mang lại nhiều rắc rối cho sự phát triển của trẻ, và nó sẽ trở thành một tổn thương không thể chữa lành sau khi trưởng thành.

"Mặc dù EQ thấp là vô hình nhưng nó lại giống như một con dao vô hình cắt ngang cuộc sống hàng ngày của người khác, làm tổn thương người khác, thậm chí hủy hoại cuộc sống của chính mình".

Làm thế nào để nuôi dạy những đứa trẻ có EQ cao?

Khi trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp, cha mẹ phải kịp thời xem xét lại phương pháp giáo dục của mình và tìm ra cách nuôi dạy con phù hợp.

May mắn thay, trẻ vẫn còn nhỏ và hành vi của chúng chưa được định hình hoàn toàn, chỉ cần chúng nắm vững phương pháp và có chủ ý thực hành, trí thông minh cảm xúc cao cũng có thể được trau dồi.

1. Dạy trẻ cách quản lý cảm xúc

Để tiến tới thành công cần 20% IQ và tới 80% EQ: Những dấu hiệu cho thấy đứa trẻ có EQ thấp mà nhiều bậc cha mẹ thường bỏ qua - Ảnh 2.

Theo học giả người Mỹ, Tiến sĩ John Gottman, có ba kiểu ứng xử của cha mẹ không có lợi trong việc nuôi dưỡng EQ của trẻ:

Đầu tiên, bỏ qua những cảm xúc tiêu cực của trẻ và cảm thấy không đáng để quan tâm;

Thứ hai, thể hiện thái độ không hài lòng với những cảm xúc tiêu cực của trẻ, thậm chí cả những lời la mắng hoặc trừng phạt;

Thứ ba, chấp nhận những cảm xúc tiêu cực của trẻ, nhưng không hướng dẫn trẻ quản lý chúng.

Do đó, khi trẻ có những cảm xúc tiêu cực, cha mẹ nên nhẹ nhàng chấp nhận cảm xúc của trẻ và hướng dẫn trẻ cách xử lý.

Ví dụ, khi một đứa trẻ đang khóc, hãy đồng cảm với cảm của trẻ: "Mẹ biết con đang buồn, mẹ có thể làm gì cho con?" Hay khi con bạn tức giận, hãy hiểu cơn giận của con, nói chuyện chân tình như những người bạn với con. Cha mẹ cũng có thể sử dụng các cụm từ cảm thán: "ừm", "wow" và "xin lỗi" nhằm xoa dịu và giải phóng cảm xúc tiêu cực của trẻ.

2. Trau dồi thái độ lạc quan cho trẻ

Trên thực tế, lạc quan là chìa khóa cho EQ cao của trẻ, bởi vì trẻ lạc quan có thể đối mặt với các vấn đề một cách chủ động hơn, có khả năng chống thất vọng tốt hơn, ít bị ảnh hưởng bởi môi trường và có tinh thần tự động viên bản thân.

Làm thế nào để nuôi dưỡng sự lạc quan của trẻ em, chuyên gia EQ Zhang Yijun đưa ra lời khuyên: "Để nuôi dưỡng sự lạc quan cho trẻ cần phối hợp óc hài hước và trí tưởng tượng trong quá trình kỷ luật."

Ví dụ, để giúp con cất dọn đồ chơi, bạn có thể nói: "Chiếc xe nhớ nhà", "Các khối lego đều buồn ngủ, đã đến giờ chúng về nhà và ngủ", "Bút chì và nắp bút là những người bạn tốt, hãy để chúng ôm nhau "...

3. Tạo cơ hội cho trẻ hòa đồng với cuộc sống xung quanh

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng con mình còn nhỏ, dễ bị thương nên luôn giữ con ở nhà, bế trên tay, bảo bọc quá kỹ. Tuy nhiên, "Bách khoa toàn thư về nuôi dạy con cái" có thẩm quyền của Mỹ đã chỉ ra rõ ràng:

"Cách tốt nhất để một đứa trẻ học cách hòa đồng với mọi người là có được nhiều cơ hội học tập. Dù hành vi hiện tại của trẻ không có lợi cho việc tương tác với người khác, cha mẹ vẫn nên chủ động tạo cơ hội cho trẻ chơi với những đứa trẻ khác."

Trẻ em có thể ồn ào, nhưng chúng cũng có thể học khả năng giải quyết xung đột, đoàn kết và hợp tác, giao tiếp và phối hợp trong "thực chiến".

Tất nhiên, cha mẹ cũng nên chú ý quan sát biểu hiện của con và hướng dẫn con sau đó, chẳng hạn như:

Dạy con phép lịch sự:

"Mẹ đã thấy con lịch sự và lễ phép với mọi người, mẹ rất tự hào vì điều đó."

Dạy trẻ chia sẻ:

"Chia sẻ đồ chơi là một điều rất hạnh phúc. Con có thể đổi đồ chơi với mẹ không?"

Dạy trẻ xếp hàng:

"Cầu trượt là đồ chơi công cộng, muốn chơi thì phải xếp hàng. Ai đến trước thì xếp trước. Khi có thứ tự thì chơi sẽ vui hơn".

Cha mẹ là huấn luyện viên trí tuệ cảm xúc tốt nhất cho con cái, chỉ cần họ kiên nhẫn giáo dục và hướng dẫn cẩn thận, trí thông minh cảm xúc của trẻ có thể ngày càng cao.

Nhà văn Ke Yunlu từng nói: "Thương số cảm xúc xác định tình yêu, hôn nhân, học tập, công việc, mối quan hệ giữa các cá nhân và toàn bộ sự nghiệp hơn chỉ số IQ."

Khi cha mẹ chú ý đến chỉ số IQ của con, bản thân họ cũng phải trau dồi trí tuệ cảm xúc của mình.

Trẻ em có EQ cao dễ chấp nhận bản thân hơn; biết tôn trọng người khác và sống hòa đồng với xã hội. Trên con đường trưởng thành, hãy để trí thông minh cảm xúc cao giúp trẻ mở cánh cửa dũng cảm ra thế giới.

Theo Aboluowang

Lâm Ngọc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên