Để tiết kiệm thời gian hay giảm thiểu rủi ro, giới siêu giàu không ngần ngại chi bộn tiền cho việc này
Ngồi khoang thương gia của máy bay thương mại với nhiều người đã là quá đủ thoải mái và sang trọng. Thế nhưng với những người sở hữu phần lớn tài sản trên thế giới lại cảm thấy vẫn chưa đủ làm hài lòng. Vì thế, họ luôn cố gắng để "tậu" chiếc phi cơ cho riêng mình.
- 30-03-2018Ngắm những món trang sức triệu đô dành cho giới siêu giàu
- 20-03-2018Có gì trong căn biệt thự trị giá 69 triệu đô – nơi nghỉ dưỡng "sang, xịn" chỉ dành riêng cho giới siêu giàu?
- 02-03-2018Thói quen khi đi máy bay giải thích vì sao "shark quyền lực" Barbara Corcoran thành công và trở thành "nữ hoàng ngành bất động sản"
Sở hữu một chiếc phi cơ riêng là việc vô cùng tốn kém mà không phải ai có tiền cũng đủ độ chịu chơi để sắm cho mình một chiếc. Theo một nghiên cứu mới đây, một người phải có tài sản trung bình là 1,5 tỷ USD mới có khả năng sở hữu và "nuôi" phi cơ riêng.
Ví dụ, một chiếc Falcon 2000DX tầm xa có giá khoảng 40 triệu USD nhưng đó chỉ là giá trả trước. Điều này dẫn đến nhiều hình thức thay thế khác như là chương trình hội viên, sở hữu chia phần hoặc mua theo giờ.
Nhưng tại sao phải sử dụng phi cơ riêng? Chẳng lẽ khoang hạng sang của các máy bay dân dụng không thể đáp ứng nổi nhu cầu về sự thoải mái cho các thượng khách trong khi nó còn ít tốn kém hơn nhiều so với phi cơ riêng?
Các báo cáo của Jet Traveler 2018 tập hợp cùng các dữ liệu được hãng Wealth-X và hãng máy bay tư nhân VistaJet thu thập, đã đặt ra câu hỏi rằng tại sao giới siêu giàu lại cảm thấy thích đi lại bằng máy bay riêng hơn. Và đây là lý do!
Tối đa hóa thời gian
Khi ngồi ở ghế hạng sang trong máy bay dân dụng, chắc chắn bạn vẫn phải chờ đợi một loạt quá trình để đảm bảo an toàn không chỉ cho riêng bạn mà cho cả phi hành đoàn và các hành khách. Việc đó sẽ khá mất nhiều thới gian.
Những người có tài sản lớn thường trên 30 triệu USD cảm thấy không mấy thoải mái khi phải lãng phí thời gian chờ đợi như vậy. Họ thích việc có thể chủ động kiểm soát và có thể bay ngay khi họ sẵn sàng.
Rõ ràng là các hãng hàng không tư nhân sẽ giúp các khách hàng thượng lưu tiết kiệm được nhiều thời gian khi không phải tốn công đặt lịch bay và được hạ cánh ở một sân bay nhỏ gần đích đến hơn.
Dễ dàng điều khiển
Người giàu thường khắt khe đối với các yếu tố chi phối cuộc sống của họ và việc đi lại cũng là mối quan tâm lớn. Một khách hàng của VistaJet chia sẻ nếu có cuộc họp gấp cần có mặt ngay thì sẽ chẳng phải căng thẳng lo sợ trễ giờ khi có một chiếc phản lực đang chờ.
Những người giàu thích dùng máy bay riêng không xem việc đó là hưởng thụ mà chỉ là làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn thôi. Thậm chí, họ còn hiếm khi uống rượu vang trên phi cơ riêng nhưng đôi khi lại muốn có một chiếc bánh burger kẹp thịt.
Nhận thức về sự an toàn
Nắm bắt trước những rủi ro là một trong những kỹ năng mà hầu hết người giàu có nào cũng biết. Đương nhiên, những hành khách cao cấp thường coi việc đi lại bằng các phương tiện tư nhân sẽ an toàn hơn các phương tiện thương mại.
Thường thì sự an toàn được đánh giá qua 2 yếu tố chính là tuổi thọ của máy bay và trang thiết bị của máy bay cả về ngoại thất và bên trong cabin. Những người giới này thường không thích những chiếc máy bay quá cũ trong khi các hãng hàng không thương mại không thể đảm bảo luôn có sẵn một chiếc máy bay còn mới để phục vụ.
Những người tham gia khảo sát của Jet Traveler cho rằng diện mạo của máy bay và đội ngũ phi hành đoàn là rất quan trọng bởi nó thể hiện mức độ mà chiếc máy bay sẽ hoạt động và đã được bảo trì như thế nào.
Giảm thiểu rủi ro
Khi đi lại bằng máy bay riêng, các khách hàng sẽ không bị nhận diện. Nhiều khách hàng đang hoạt động trong một tổ chức hoặc trong các lĩnh vực kinh doanh liên quan đến các quan chức cấp cao nổi tiếng sẽ gần như hoàn toàn được giữ bí mật.
Những người sở hữu phi cơ riêng cho biết họ cảm thấy an toàn hơn khi hoàn toàn có thể điều khiển được phi công và đội ngũ tiếp viên trên máy bay. Nhưng đối với các hình thức hội viên hay sở hữu chia phần thì việc kiểm soát phi hành đoàn chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định.
Tuy nhiên, có một nhược điểm là khi sở hữu hoàn toàn một phi cơ riêng đồng nghĩa với việc những người khác sẽ đoán ra ngay ai có khả năng đang trên chiếc máy bay đó và sẽ đi đến đâu.
Nhận thức về giá cả
Khi nói về giá cả thì có lẽ không có một so sánh nào chính thức giữa việc đi lại bằng máy bay riêng và máy bay thương mại. Tuy nhiên, không hẳn những người giàu có lúc nào cũng thích đi bằng máy bay riêng dù thừa sức chi trả.
Khảo sát cho thấy họ thường dùng phi cơ riêng để phục vụ cho những chuyến bay trong nước hoặc trong khu vực lân cận. Đối với những chuyến bay đường dài, họ sẽ đi máy bay thương mại hạng thương gia để tiết kiệm chi phí.
Vậy đối tượng sử dụng máy bay riêng là những ai?
Hành khách thường sử dụng máy bay riêng được phân thành 3 nhóm. Một là chủ sở hữu, những người này sở hữu toàn bộ hoặc 1 phần của chiếc máy bay. Hai là các thành viên tham gia chương trình bay tư nhân. Ba là những hành khách còn lại, những người này thường sử dụng nhiều cách bay khác nhau bao gồm cả khoang hạng sang của máy bay thương mại.
Hành khách trong cả 3 nhóm này đều chiếm đến 90% là nam giới và 1/5 trong số đó là làm việc trong giới tài chính. Những hành khách còn lại thường đến từ các lĩnh vực như bất động sản, công nghiệp và công nghệ.
Độ tuổi trung bình của chủ sở hữu toàn phần là 65 tuổi, của thành viên là 61 tuổi và của các hành khách còn lại là 60 tuổi.
Cứ ba trong số bốn chủ sở hữu có tài sản tự tay làm nên, trong khi đó con số này giảm xuống còn hai trong ba người đối với các nhóm khác.
Mức tài sản trung bình của chủ sở hữu là 1,5 tỷ USD, của thành viên là 1,1 tỷ bảng Anh và của những hành khách kết hợp bay riêng và bay hạng nhất của máy bay thương mại là 670 triệu USD.
CNBC