MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đề xuất bảo lãnh cho doanh nghiệp hàng không vay 11.000 tỷ đồng ​

31-10-2020 - 09:44 AM | Doanh nghiệp

19 đã khiến ngành hàng không lao đao, nhiều doanh nghiệp lớn đứng trước nguy cơ phá sản. Trước thực trạng đó, tại đề xuất chính sách hỗ trợ cho đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đưa ra hàng loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hàng không.

Bộ KH&ĐT cho biết, đã gửi công văn lấy ý kiến các bộ ngành về đề xuất chính sách hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trong đó có nhiều chính sách hướng tới hỗ trợ doanh nghiệp hàng không.

Cụ thể, Bộ KH&ĐT đề xuất nghiên cứu, xây dựng chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, cho các doanh nghiệp hàng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 như: Chính phủ bảo lãnh các khoản vay cho các doanh nghiệp hàng không. Nghiên cứu cơ chế cho Tổng Công ty kinh doanh và đầu tư vốn Nhà nước (SCIC) được phép đầu tư vào các doanh nghiệp hàng không. Trong trường hợp này, Bộ KH&ĐT kiến nghị cho phép thực hiện quy chế đặc thù để đảm bảo tách bạch kết quả hoạt động đầu tư này với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp.

"Việc thực hiện nghiên cứu, xây dựng các chính sách trên để kịp thời hỗ trợ các hãng hàng không lớn của Việt Nam là cần thiết do dịch COVID-19 tác động mạnh làm giảm sâu doanh thu, thiếu hụt dòng tiền và có thể gây mất khả năng thanh toán, phá sản doanh nghiệp. Nếu không có biện pháp đặc thù, hệ lụy xảy ra có thể là rất lớn, ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc, cạnh tranh của ngành hàng không, hàng ngàn người lao động mất việc làm và sẽ tốn nguồn lực và chi phí lớn để phục hồi lại trạng thái trước dịch bệnh", lãnh đạo Bộ KH&ĐT cho biết.

Theo Bộ KH&ĐT, chính sách này sẽ giúp hỗ trợ dòng tiền và thanh khoản cho các doanh nghiệp hàng không, tránh việc các doanh nghiệp này phải tuyên bố phá sản, gây ra tác động bất ổn cho kinh tế - xã hội. Nhiều quốc gia cũng đã ban hành các gói hỗ trợ dành riêng cho ngành hàng không như Mỹ ban hành gói hỗ trợ 58 tỷ USD, Đức dành 9 tỷ euro để mua cổ phần của Lufthansa để tránh việc hãng này phá sản hoặc bị thâu tóm, bảo vệ hàng ngàn lao động khỏi thất nghiệp…

Nguồn lực dự kiến dành cho chính sách  khoảng 11 nghìn tỷ đồng đối với các khoản vay bảo lãnh của Chính phủ cho các doanh nghiệp hãng hàng không.  Các đơn vị triển khai chính sách gồm Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan liên quan.

Đề xuất giảm thuế môi trường với nhiên liệu bay

Chính sách tiếp theo, Bộ KH&ĐT đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. Theo đó, bộ đề xuất giảm 70% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 979/2020/UBTVQH14 ngày 27/7/2020 của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội. Chính sách này góp phần giảm chi phí đầu vào, giảm áp lực về dòng tiền cho các doanh nghiệp hàng không đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh.

Tuy nhiên, việc giảm thuế có thể khiến thu ngân sách nhà nước sụt giảm khoảng 2,46 nghìn tỷ đồng (bao gồm giảm số thu thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng). Đồng thời, thuế bảo vệ môi trường có tác dụng hạn chế sản phẩm không có lợi cho môi trường, giúp tính đủ các chi phí ngoại ứng tác động đến môi trường do việc sử dụng nhiên liệu bay. Do vậy, việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay có thể tác động tiêu cực đến môi trường, ảnh hưởng đến phát triển bền vững. Thời gian thực hiện từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Ngoài ra, Bộ KH&ĐT còn đề xuất gia hạn chính sách kéo dài thực hiện quy định giảm giá cất cánh, hạ cánh, giá dịch vụ điều hành bay, giá tối thiểu với dịch vụ chuyên ngành hàng không. Kéo dài việc thực hiện quy định "Giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa; áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá" tại Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 và Thông tư 19/2020/TT-BGTVT ngày 1/9/2020.

Đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hàng không hoạt động tại Việt Nam. Chính sách này nhằm giúp giảm chi phí và áp lực về dòng tiền đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không. Tuy nhiên có thể tác động đến nguồn thu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không. Thời gian thực hiện đến hết tháng 12/2020 hoặc có thể xem xét kéo dài sang năm 2021.


Theo Quỳnh Nga

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên