MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đề xuất cảng vũ trụ Việt Nam: Sớm nhất 5 năm nữa xong, mỗi vé "đốt" ngay chục căn biệt thự

31-12-2021 - 07:27 AM | Tài chính quốc tế

Đề xuất cảng vũ trụ Việt Nam: Sớm nhất 5 năm nữa xong, mỗi vé "đốt" ngay chục căn biệt thự

Đề xuất cho cảng vũ trụ ở Việt Nam đã mở ra những cơ hội lớn cho ngành du lịch trong tương lai.

Cảng vũ trụ ở Việt Nam

Cách đây vài ngày, Thaiholdings đã ra nghị quyết về việc đồng ý chủ trương Đầu tư Dự án Cảng Vũ trụ Du lịch tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang của công ty con là Công ty CP - Tập đoàn Thaigroup.

Ngày 29/12, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thaiholdings đã họp và ra nghị quyết thông qua việc góp vốn thành lập Công ty cổ phần Thaispace và các nội dung đăng ký doanh nghiệp của Thaispace. Theo đó, mục tiêu của Thaispace là giai đoạn năm 2026-2030 có chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ tại Phú Quốc, nếu được các cơ quan quản lý cấp phép.

Thaiholdings cho biết, ngành nghề hoạt động chính của Thaispace sẽ bao gồm:

- Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không;

- Xây dựng và kinh doanh trạm vũ trụ không gian, vệ tinh tại Việt Nam và Thế giới;

 Đề xuất cảng vũ trụ Việt Nam: Sớm nhất 5 năm nữa xong, mỗi vé đốt ngay chục căn biệt thự - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

- Kinh doanh dịch vụ viễn thông không dây ở Việt Nam và Thế giới như Internet vệ tinh, dịch vụ định vị, truyền hình vệ tinh, rada, mạng điện thoại di động và các thiết bị không dây;

- Kinh doanh hoạt động truyền dẫn kỹ thuật số tại Việt Nam và Thế giới;

- Kinh doanh hoạt động ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data);

- Kinh doanh vận tải lên vũ trụ tại Việt Nam và Thế giới;

- Kinh doanh dịch vụ du lịch hàng không vũ trụ tại Việt Nam và Thế giới;

- Phát sóng vệ tinh, lắp đặt trên vũ trụ;

- Các loại hình kinh doanh hàng không vũ trụ khác tại Việt Nam và Thế giới.

Nguồn thu từ cảng vũ trụ

Đáng lưu ý, nhu cầu cho các chuyến bay du lịch vũ trụ không phải là ít, mặc dù chi phí không hề rẻ.

Mới đây, tỉ phú Mỹ Jeff Bezos đã bay vào vũ trụ cùng 3 người khác trên tàu vũ trụ New Shepard tại Cở sở Launch Site One của Blue Origin tại sa mạc Tây Texas. Sau khi cất cánh, tàu vũ trụ New Shepard bay hướng về không gian với tốc độ hơn 3.700km/h sử dụng động cơ oxy hóa lỏng hydro.

Sau khi tới gần ranh giới Karman, vốn là ranh giới được công nhận giữa bầu khí quyển của Trái Đất và không gian bên ngoài ở độ cao 100km, tàu New Shepard đã tách khỏi tên lửa đẩy. 4 người đã tận hưởng 4 phút "không trọng lực ngoài không gian" và sau đó trở về trái đất.

Cùng đi với tỷ phú Bezos trong chuyến bay thám hiểm ngắn này còn có anh trai ông là Mark Bezos, phi công 82 tuổi Wally Funk và sinh viên 18 tuổi Oliver Daeme .

 Đề xuất cảng vũ trụ Việt Nam: Sớm nhất 5 năm nữa xong, mỗi vé đốt ngay chục căn biệt thự - Ảnh 2.

Chuyến đi vào không gian của tỷ phú Jeff Bezos

Chi phí được đấu giá cho chiếc ghế đi cùng tỷ phú Jeff Bezos là 28 triệu USD, tương đương mỗi phút của chuyến bay "đốt" 2,54 triệu USD. Công ty chưa tiết lộ giá cho các chỗ ngồi trên tên lửa New Shepard của mình, tuy nhiên con số 28 triệu USD gấp nhiều lần mức giá 200.000 USD đến 500.000 USD mà Virgin Galactic - đối thủ cạnh tranh du lịch vũ trụ dưới quỹ đạo của Blue Origin - đã niêm yết cho các suất trên các chuyến bay du lịch vũ trụ 6 chỗ ngồi trong tương lai.

Sau chuyến bay lịch sử, công ty vũ trụ của Jeff Bezos, Blue Origin, đã bán được gần 100 triệu USD tiền đặt vé cho các chuyến bay chở khách trong tương lai tới rìa không gian.

"Nhu cầu là rất, rất cao," ông Bezos tuyên bố trong buổi giới thiệu.

Có thể thấy, tiềm năng khai thác các chuyến bay du lịch vũ trụ là rất lớn. Nếu Việt Nam có cảng vũ trụ để khai thác loại hình kinh doanh này - và mức giá tương đương như các công ty vũ trụ Mỹ công bố - thì tiền vé cho du khách với một lần phóng lên vũ trụ là khoảng 1,2 triệu USD tới 3 triệu USD (tương đương 24 tỉ tới 68 tỉ VNĐ).

Cảng vũ trụ Văn Xương xây ở đảo Hải Nam, Trung Quốc đã đón tới 300.000 lượt khách trong vòng 2 năm (trước đại dịch COVID-19) với giá vé tham quan trung bình là 20 USD (khoảng 450 nghìn VNĐ) 1 vé.

Trong những dịp phóng tên lửa, giá vé tăng gấp đôi nhưng vẫn cháy vé.

Việc xây dựng cảng vũ trụ ở Phú Quốc không chỉ mang lại nguồn lợi trực tiếp tại cảng vũ trụ, từ các dịch vụ cho thuê cảng, phóng tên lửa, mà còn tận dụng được năng lực cơ sở hạ tầng du lịch nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn vốn đã rất phát triển tại vùng.

Có thể thấy, đầu tư cho cảng vũ trụ hứa hẹn mang lại nguồn lợi khổng lồ cho Việt Nam.

Một cuộc đấu giá đã được đưa ra để xác định xem ai sẽ đồng hành cùng Bezos và anh trai Mark. Theo tiết lộ của Blue Origin –– cũng được thành lập bởi Bezos vào năm 2000–– có tới 7.600 người từ 159 quốc gia trên thế giới đã tham gia đấu giá và giá vé lên tới gần 28 triệu USD.

Tuy nhiên, người chiến thắng ẩn danh đã rút lui "vào phút cuối" do không sắp xếp được thời gian, tạo cơ hội cho Oliver Daemen, 18 tuổi thế chỗ. Theo CNBC, Daemen là con trai của Joes Daemen, Giám đốc điều hành của công ty đầu tư Somerset Capital Partners.

28 triệu USD từ người thắng cuộc được sử dụng bởi công ty Blue Origin để nghiên cứu "tương lai của sự sống trong không gian".

Theo Tất Đạt

Doanh nghiệp và tiếp thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên