Đề xuất chỉ được rút 8% BHXH một lần: 14% còn lại chia sẻ cho ai?
Theo nhiều bạn đọc, cần xem xét kỹ và lắng nghe ý kiến của người lao động. Chính sách đưa ra cần trên quan điểm bảo vệ người lao động.
- 07-11-2022Đề xuất chỉ được rút 8% BHXH một lần: Phải sòng phẳng với người lao động
- 05-11-2022Đề xuất chỉ được rút 8% BHXH một lần: Đừng so sánh khập khiễng
- 03-11-2022Đề xuất chỉ được rút 8% BHXH một lần: Vô lý
Trong Dự thảo đề cương sửa Luật BHXH lần này, cơ quan soạn thảo đưa ra phương án người lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu mà yêu cầu hưởng BHXH một lần thì chỉ được rút phần mình đóng vào Quỹ BHXH là 8% thay vì nhận 22% như quy định hiện nay. Còn phần của người sử dụng lao động đóng chiếm 14% sẽ để lại quỹ và sử dụng theo nguyên tắc chia sẻ.
Lý giải cho đề xuất chỉ cho người lao động rút 8% BHXH một lần, một lãnh đạo BHXH Việt Nam cho biết đây là thông lệ quốc tế vì bảo hiểm các nước không cho phép rút BHXH một lần nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân khi hết tuổi lao động. Bên cạnh đó, phần chủ sử dụng lao động đóng vào quỹ được kết cấu vào giá thành sản phẩm và dịch vụ. Do vậy, khi được xã hội tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đó nghĩa là xã hội đóng phần này và chủ sử dụng lao động chỉ là người đóng thay. Như vậy, phần chủ sử dụng đóng thay sẽ tạm giữ lại đến khi người lao động hết tuổi lao động thì sẽ được hưởng.
Xung quanh đề xuất này, Báo Người Lao Động đã có vệt bài "Đề xuất chỉ được rút 8% BHXH một lần" và nhận được phản hồi tích cực từ độc giả. Bạn đọc Nguyễn Anh Tuấn, bức xúc: "Luật được soạn ra là để bảo vệ ai ? Khi mà người lao động vất vả làm việc mà doanh nghiệp thì đã tính các thứ rồi ra lương vậy ý nghĩa BHXH là cái gì ? Vậy trước giờ những người lãnh 1 lần là có sai lầm sao ? Có thu lại không?". Tương tự, một bạn đọc giấu tên bày tỏ: "Làm cực nhọc để đóng BHXH nhưng chỉ rút được 8% ,14% để chia sẻ, vậy có bất công không. Xin hỏi 14% chia sẻ vào quỹ nhằm mục đích chia sẻ cho ai?". Đồng quan điểm, một bạn đọc giấu tên khác thẳng thắn góp ý: "Đã gọi là bảo hiểm thì nó lên quan đến cái được, cái mất, rủi ro hay may mắn. Những cái này là do người dân tự nhận thức tùy theo từng hoàn cảnh và môi trường làm việc mà họ tự quyết định có tham gia bảo hiểm hay không. Ai nhận thấy tham gia BHXH có lợi thì họ tham gia. Trường hợp họ thấy không có lợi hoặc hoàn cảnh khó khăn không tham gia được thì họ có quyền không tham gia.
Bạn đọc Đinh Ngọc Quỳnh đặt câu hỏi: "Giữ 14% còn lại để chia sẻ thì chia sẻ cho ai? BHXH BHXH nên tôn trọng người tham gia, phải cho họ được quyền chọn tham gia hoặc không tham gia. Quy định nào giảm quyền lợi cho người tham gia thì chỉ áp dụng cho người tham gia kể từ thời điểm đó, chứ phải người lao động tham gia từ trước giờ". Bạn đọc Minh Đức ấm ức: "Tuổi thọ trung bình của người Việt là 73, nếu nghỉ hưu lúc 62 (nam) và 60 (nữ) tuổi thì hưởng được 11 và 13 năm lương hưu trong khi đóng liên tục thì cũng mất 35 năm. BHXH khôn hết phần thiên hạ, chỉ muốn thu đúng, thu đủ và chi ít và thật ít. Lại còn so sánh quốc tế chung chung chẳng biết nước nào".
Một bạn đọc tên Dũng cho biết công ty ông có nhiều người lao động lâu năm họ buộc phải nghỉ việc trước thời hạn quy định,vì họ muốn nhận được tiền BHXH1 lần. Quy định đóng đủ 20 năm không được rút 1 lần vô tình khiến các lao động kì cựu phải nghỉ việc, vì không ai muốn nhận lương hưu hàng tháng vài triệu. Rút 1 lần 50tr, 100tr buôn bán gì cũng dể, chứ cầm lèo tèo vài triệu đủ bỏ vô mồm chứ chả làm được gì. Từ những bất cập, bạn đọc Nguyen Bửu Toàn tha thiết mong các nhà làm luật Việt Nam xem xét cẩn thận khi sửa luật. "Tiền BHXH là công sức của người lao động cống hiến cả tuổi thanh xuân để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu xã hội, đóng góp chung vào tăng trưởng GDP quốc gia. Thử hỏi nếu người lao động không đóng vào 8% thì doanh nghiệp có bỏ ra 14% để đóng vào quỹ BHXH không? Nếu doanh nghiệp không đóng 18% có lẽ lương của người lao động sẽ cao hơn và 8% thay vì đóng BHXH thì người lao động cũng được sử dụng ngay khi nhận lương. Thử hỏi có những lao động lớn tuổi đi làm chưa đóng đủ BHXH theo thời gian quy định để được hưởng lương hưu mà bị tai nạn mất sức lao động không còn tham gia thị trường lao động được nữa và giờ họ cần vốn để kinh doanh mua bán nhỏ lẻ kiếm sống vậy 14% là nhỏ hay lớn đối với người lao động và những người này là những người cần chia sẻ nhất mà lại không được nhận 22% đáng ra được hưởng mà chỉ nhận được 8% còn 14% giữ lại chia sẽ cho ai, ai là người hưởng 14% này.
Cùng góc nhìn, bạn đọc Đào Nhã cho rằng tiền BHXH là của người dân đóng thì chỉ người dân được quyền quyết định tiền của họ. Một bạn đọc giấu tên chất vấn: "Tại sao lại quy định đóng 20 năm BHXH thì được 45% lương hưu, đóng đủ 20 năm BHXH thì không được rút một lần và khi đóng đủ 20 năm BHXH thì phải chờ đến 62 tuổi mới được lĩnh lương hưu. BHXH có thấy Thực tế bây giờ doanh nghiệp đưa ra lý do mất đơn hàng, cắt giảm sản xuất....để cho nghỉ việc những lao động 40 tuổi trở lên, họ tuyển lại chỉ 18-25. Vậy số lao động 40 tuổi trở lên kia làm việc gì để có thu nhập duy trì đóng BHXH BHXH có bảo đảm được việc làm cho người lao động đến tuổi nghỉ hưu theo quy định 60, 62 tuổi đâu. 40 tuổi đóng 20 năm BHXH không cho rút 1 lần, mỗi năm chờ hưu bị trừ 2%, 22 năm bị trừ 44%, vậy đóng 20 năm, chờ 22 năm thì 62 tuổi còn được lĩnh 1% lương hưu mỗi tháng. Tiền đóng BHXH của người lao động 20 năm kia đi đâu về đâu một sự vô lý cùng cực vậy mà cũng nghĩ ra để tính toán với người lao động. "Nếu BHXH thực sự có lợi ích thì người lao động đã không rút một lần ồ ạt. Chia sẻ cho ai khi người lao động đã ra khỏi BHXH.
Nghe như đóng cọc vào tai
Theo bạn đọc T rung Đức, phần chủ sử dụng lao động đóng vào quỹ được kết cấu vào giá thành sản phẩm và dịch vụ. Do vậy, khi được xã hội tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đó nghĩa là xã hội đóng phần này và chủ sử dụng lao động chỉ là người đóng thay. Hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động là 1 thỏa thuận riêng, bao gồm cả mức đóng bhxh. Bây giờ BHHX lại quy kết là 14% là của xã hội đóng, người sử dụng lao động đóng thay, nghe như đóng cọc vào tai người nghe
Người lao động