Đề xuất hạ giá mua điện với nhiều dự án năng lượng tái tạo
Ngày 8/12, Công ty Mua bán điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có Văn bản số 10461 gửi EVN đề xuất điều chỉnh giá mua điện đối với các nhà máy điện gió và mặt trời đã có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu sau ngày công nhận vận hành thương mại và trong thời hạn được hưởng giá điện ưu đãi.
- 08-12-2023Nóng: Ấn Độ lại khiến thế giới 'đau đầu' với lệnh cấm xuất khẩu nông sản mới: Là mặt hàng đang bão giá đến 98%, Việt Nam bán tràn lan ngoài chợ
- 08-12-2023Đề xuất điện mặt trời mái nhà phát lên lưới điện sẽ có giá 0 đồng
- 07-12-2023Sau gạo, một loại trái cây cũng đang rơi vào khủng hoảng do hạn hán - Việt Nam sắp trúng lớn khi sở hữu sản lượng hàng chục nghìn tấn mỗi năm
Công ty Mua bán điện cho biết, đã rà soát các nhà máy điện gió và mặt trời đang được thanh toán theo giá điện ưu đãi (giá FIT) nhưng có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cấp thẩm quyền sau ngày vận hành thương mại và vẫn trong giai đoạn giá FIT còn hiệu lực.
Theo đó, Công ty Mua bán điện rà soát có 15 nhà máy điện/phần nhà máy điện mặt trờ i đang được thanh toán theo giá FIT1 (giá điện được thực hiện theo Quyết định 11/2017 của Thủ tướng Chính phủ với mức giá 9,35 cent/kWh, tương ứng hơn 2.300 đồng/kWh). Đây là các dự án có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu sau ngày vận hành thương mại ( COD ) đến ngày 30/6/2019 (thời điểm hết hạn giá FIT1).
Có 2 nhà máy điện/phần nhà máy mặt trời đang được thanh toán theo giá FIT2 (giá điện theo Quyết định số 13/2020 của Thủ tướng Chính phủ với giá 7,09 cent/kWh, hơn 1.700 đồng/kWh) có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trong giai đoạn từ sau COD đến ngày 31/12/2020 (thời điểm hết hạn giá FIT2).
Công ty Mua bán điện cũng cho biết, hiện có 11 nhà máy điện/một phần nhà máy điện gió đang được thanh toán theo giá FIT (quy định tại Quyết định số 37 và Quyết định số 39) có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trong giai đoạn từ ngày COD đến ngày 31/10/2021.
Trong thời gian chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến các dự án trên, Công ty Mua bán điện đề xuất EVN thông qua phương án tạm thanh toán cho các nhà máy điện này với giá bằng giá trần của khung giá phát điện theo Quyết định số 21 của Bộ Công Thương. Việc thanh toán này áp dụng kể từ kỳ thanh toán tiền điện gần nhất. Điều này đồng nghĩa giá thanh toán điện cho các dự án điện sẽ giảm tương đối mạnh.
Hồi tháng 1, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 21 về khung giá phát điện mới áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời , điện gió chuyển tiếp. Theo đó, mức giá trần của khung giá với các dự án năng lượng tái tạo có mức điều chỉnh giảm khá mạnh so với các quyết định trước đây. Cụ thể, mức giá với nhà máy điện mặt trời mặt đất là 1.184,90 đồng/kWh. Mức giá cho nhà máy điện mặt trời nổi là 1.508,27 đồng/kWh; nhà máy điện gió trong đất liền là 1.587,12 đồng/kWh và nhà máy điện gió trên biển là 1.815,95 đồng/kWh. Khung giá cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp này được xây dựng trên cơ sở Thông tư số 15 của Bộ Công Thương.
Trao đổi với PV Tiền Phong về việc các dự án năng lượng tái tạo đang vận hành nếu bị áp dụng mức giá điện mới theo quy định của Quyết định 21 như đề xuất của Công ty Mua bán điện, đại diện một số dự án năng lượng tái tạo cho biết, sẽ chịu tác động rất lớn từ quyết định này.
Việc điều chỉnh giảm giá mua điện theo đề xuất của Công ty Mua bán điện sẽ khiến doanh nghiệp bị thiệt hại rất lớn và lập tức ảnh hưởng đến dòng tiền, kế hoạch trả lãi vay, vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp sẽ đối mặt tình cảnh khó khăn vô cùng chưa kể những tác động của việc điều chỉnh giá mua điện sẽ dẫn đến mất lòng tin của cộng đồng doanh nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
Một số doanh nghiệp điện mặt trời cũng cho biết, trong 2 tháng qua gặp tình trạng EVN chậm thanh toán sản lượng phát điện của các nhà máy.
Tiền phong