Nóng: Ấn Độ lại khiến thế giới 'đau đầu' với lệnh cấm xuất khẩu nông sản mới: Là mặt hàng đang bão giá đến 98%, Việt Nam bán tràn lan ngoài chợ
Vượt qua gạo và đường, giá bán lẻ mặt hàng này đã tăng đến 98% so với cùng kỳ năm trước.
- 08-12-2023Lộ diện ông ‘trùm’ cung cấp dầu thô giá rẻ cho Việt Nam trong 10 tháng đầu năm, nước ta chớp cơ hội hiếm có chi mạnh tay gom hàng
- 08-12-2023'Báu vật tỷ đô' của Ấn Độ đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Là nguyên liệu giúp nước ta thu hàng chục tỷ USD
- 07-12-2023Sau gạo, một loại trái cây cũng đang rơi vào khủng hoảng do hạn hán - Việt Nam sắp trúng lớn khi sở hữu sản lượng hàng chục nghìn tấn mỗi năm
Theo Bloomberg, Ấn Độ đã bổ sung hành tây vào danh sách mặt hàng thực phẩm chủ lực của quốc gia bị hạn chế xuất khẩu trong nỗ lực tìm cách kiềm chế giá cả hàng hóa. Hành tây, cà chua là khoai tây là 3 loại thực phẩm cực kỳ quan trọng đối với chế độ ăn uống của người Ấn Độ. Người tiêu dùng đang ngày càng nhạy cảm hơn với hành tây – một loại củ khó có thể thay thế bằng bất kỳ loại rau củ nào khác trong nền ẩm thực địa phương.
Cụ thể, Chính phủ cho biết vào ngày 8/12 rằng các chuyến hàng hành tây ra nước ngoài sẽ bị cấm cho đến ngày 31/3/2024, các lô hàng được bốc dỡ trước thông báo vẫn có thể được xuất khẩu. Lệnh cấm tuân theo các biện pháp của Chính phủ vào tháng 8 nhằm giải phóng kho dự trữ mặt hàng chủ lực để bảo vệ người tiêu dùng khỏi chi phí tăng cao. Trước đó vào tháng 8 Ấn Độ đã áp thuế xuất khẩu 40% đối với hành tây và lên kế hoạch bán với giá trợ cấp cho người dân.
Theo dữ liệu do Bộ Thực phẩm Ấn Độ tổng hợp, giá bán lẻ trung bình của hành, cà chua, gạo và đường ở Ấn Độ đã tăng lần lượt 98%, 32%, 14% và 5% so với một năm trước.
Lệnh cấm hành tây được đưa ra một ngày sau khi Ấn Độ hạn chế sử dụng nước mía để sản xuất nhiên liệu sinh học - một động thái nhằm mở rộng dự trữ chất làm ngọt và tuân theo các biện pháp hạn chế lúa mì và gạo. Các biện pháp này đã ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, đe dọa nguồn cung thực phẩm từ châu Á đến châu Phi và đẩy giá một số mặt hàng lên cao.
Rahul Bajoria, nhà kinh tế tại Barclays Plc, cho biết: “Sự gia tăng lạm phát lương thực đã thúc đẩy Chính phủ thực hiện một số hành động để củng cố nguồn cung thực phẩm trong nước, thông qua việc sử dụng các lệnh cấm xuất khẩu và tăng cường nhập khẩu”.
Theo thông báo từ Tổng cục Ngoại thương, Ấn Độ vẫn có thể cho phép xuất khẩu hành tây sang các nước xin miễn trừ vì lý do an ninh lương thực. Một điều khoản tương tự cũng tồn tại đối với các chuyến hàng gạo.
Hành tây là loại thực phẩm được sử dụng chủ yếu hầu hết trên thế giới và là loại rau củ được tiêu thụ nhiều nhất chỉ sau cà chua. Khoảng 106 triệu tấn hành tây được sản xuất mỗi năm, gần bằng số lượng cà rốt, củ cải, ớt và tỏi cộng lại. Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu CRISIL, Ấn Độ là nước xuất khẩu hành tây lớn nhất thế giới và chiếm hơn 12% kim ngạch thương mại toàn cầu của mặt hàng này.
Theo các chuyên gia,Bangladesh, Malaysia, Sri Lanka và nhiều nơi ở Trung Đông phụ thuộc vào nguồn cung hành tây từ Ấn Độ sẽ chứng kiến mức tăng giá hành tây sau lệnh cấm xuất khẩu này.
Theo Bloomberg
Nhịp sống thị trường