MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đề xuất hơn 6.000 tỷ đồng đầu tư cao tốc nối Tiền Giang – Đồng Tháp

26-05-2021 - 13:30 PM | Bất động sản

Đề xuất hơn 6.000 tỷ đồng đầu tư cao tốc nối Tiền Giang – Đồng Tháp

Dự án đường cao tốc An Hữu - Cao Lãnh dự kiến dài 32 km, có tổng vốn đầu tư 6.020 tỷ đồng đang được Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đề xuất triển khai...

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa làm việc với Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả về việc đầu tư dự án đường cao tốc An Hữu – Cao Lãnh trong giai đoạn 2021 - 2025.

Tuyến đường An Hữu – Cao Lãnh, có điểm đầu tại nút giao An Thái Trung, kết nối với đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận thuộc địa phận huyện Cái Bè, Tiền Giang. Điểm cuối kết nối với tuyến Mỹ An – Cao Lãnh, tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp.

Tại buổi làm việc, đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả và đơn vị tư vấn đã đưa ra 2 phương án về đầu tư dự án này. Cụ thể, phương án 1 toàn tuyến An Hữu – Cao Lãnh có chiều dài 32km, tổng mức đầu tư 6.020 tỷ đồng. Phương án 2, toàn tuyến có chiều dài 28km, tổng mức đầu tư 5.288 tỷ đồng.

Về quy mô, Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả cũng dự kiến giai đoạn 1, tuyến đường có vận tốc thiết kế 80km/h, nền đường 17m, có 4 làn xe. Giai đoạn hoàn thiện, vận tốc thiết kế được nâng lên 100km/h, nền đường mở rộng 23m, có 4 làn xe...

Theo đó, có hai hình thức đầu tư, là đầu tư theo đối tác công tư và đầu tư công kết hợp với đầu tư theo đối tác công tư.

“Tuyến đường An Hữu – Cao Lãnh đóng vai trò quan trọng, là cửa ngỏ để vào trung tâm tỉnh lỵ của Đồng Tháp. Vì vậy, tỉnh mong muốn sớm triển khai đầu tư dự án này và thời gian hoàn vốn tối đa là 15 năm, thay vì 22 năm hoặc 17 năm như công ty đề xuất”.

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị sau buổi làm việc này, Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả sẽ trao đổi thêm với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang để hai địa phương là Đồng Tháp và Tiền Giang đi đến thống nhất, cùng báo cáo Bộ Giao thông vận tải để thực hiện các bước tiếp theo.

Dự án cao tốc An Hữu- Cao Lãnh có một vị trí rất quan trọng. Bởi thứ nhất, sau khi dự án hoàn thành sẽ giảm tải cho quốc lộ 30, kết nối quốc lộ 1 với cao tốc phía Đông và phía Tây dễ dàng.

Thứ hai, góp phần thúc đẩy phát triển hệ thống giao thông cũng như kinh tế xã hội các địa phương vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và cả miền Tây...

Thứ bagiúp kết nối các tỉnh miền tây như: Tỉnh Kiên Giang, An Giang và một phần Thành phố Cần Thơ với đường cao tốc Tp.HCM - Cần Thơ.

Thứ tư, giúp cư dân vận chuyển hàng hoá dễ dàng từ các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long đến Campuchia.

Theo Anh Tú

Vneconomy

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên