MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đề xuất xóa nợ BHXH để đảm bảo quyền lợi 200.000 người lao động

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề xuất xóa nợ BHXH đối với 200.000 người lao động do doanh nghiệp phá sản, chủ bỏ trốn, để đảm bảo quyền lợi cho họ đang bị "treo"

Đề xuất xóa nợ BHXH để đảm bảo quyền lợi 200.000 người lao động- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang chủ trì hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn

Tại Hội nghị đánh giá việc thực hiện quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam diễn ra sáng 26-5, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho rằng cần kịp thời xử lý ngay quyền lợi của 200.000 người lao động bị nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) do doanh nghiệp phá sản, có chủ bỏ trốn. Hội nghị do Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang, chủ trì. 

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đối với những trường hợp nêu trên, hiện nay mới xử lý được theo phương án tạm thời là đóng BHXH đến đâu được hưởng đến đó; còn quyền lợi tiếp theo do người lao động bị ngắt quãng đóng bảo hiểm xã hội là rất khó khăn.

Đề cập đến việc Quốc hội còn cho xóa nợ thuế, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề xuất xóa nợ BHXH trong các trường hợp này bằng chính nguồn kết dư của quỹ bảo hiểm xã hội và các nguồn dự trữ, đảm bảo quyền lợi của người lao động.

"Hơn 200.000 người lao động bị "treo" quyền lợi BHXH, trong khi đó, đây chính là tiền của họ đóng góp chứ không phải nhà nước hay tư nhân đóng cho người ta" - ông Đào Ngọc Dung nói.

Bày tỏ day dứt về an toàn lao động, an toàn vệ sinh lao động trước những vụ việc đau lòng xảy ra gần đây, ông Đào Ngọc Dung cho rằng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra trong 2 lĩnh vực này.

Trước đó, cũng tại hội nghị này, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo Bộ LĐ-TB-XH rà soát danh sách, có chính sách đặc thù giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho hàng trăm nghìn người lao động bị nợ BHXH do doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn hoặc tái cơ cấu.

Theo Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, trọng tâm công tác phối hợp công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam trong năm 2024 là phối hợp nghiên cứu, xây dựng trình Quốc hội chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi của người lao động, như: Luật BHXH (sửa đổi), Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật Việc làm (sửa đổi); phối hợp xây dựng phương án cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1-7-2024 theo Nghị quyết số 27 của Trung ương.

Theo Văn Duẩn

Người lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên