Đêm mất ngủ, trưa ngủ bù có sao không?
Bạn đọc Trần Thị Uyên (64 tuổi; quận Bình Thạnh, TP HCM) hỏi: Tôi càng lớn tuổi càng khó ngủ về đêm nhưng ngủ trưa lại rất ngon và cảm thấy lại sức sau đó. Nhưng có người nói ngủ trưa chỉ nên chợp mắt vài phút, ngủ như tôi là không bình thường và có hại, đúng không?
- 13-11-2020Thích uống trà để sống khỏe như người Nhật, ai ngờ chàng trai Trung Quốc mắc ung thư thực quản: 3 thói quen sẽ rất rắc rối nếu không thay đổi
- 13-11-2020Trang web y tế nổi tiếng của Mỹ "tiết lộ" 10 tác nhân gây ung thư: "Giật mình" vì hầu hết rất quen thuộc
- 13-11-2020Đây là loại quả giàu vitamin gấp 35 lần táo, 9 lần chanh và 3 lần cam: Tốt cho sức khỏe của tim, gan và ruột nhưng trước khi ăn cần nhớ rõ lưu ý này
Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Thống Nhất, trả lời: Việc cô khó ngủ hơn vào ban đêm khi dần lớn tuổi là điều bình thường. Người lớn tuổi có xu hướng tự nhiên là ngủ trưa nhiều hơn và ngủ ngon như cô mô tả.
Buổi tối chỉ cần tổng thời gian ngủ không quá ít, cảm thấy cơ thể được phục hồi, tinh thần, thể chất khỏe mạnh là không có gì phải lo lắng (Ảnh minh họa từ Internet)
Tùy theo cơ địa từng người, có người ngủ 7-8 giờ mới thấy cơ thể hồi phục, có người ngủ 6 giờ là đã thấy đủ. Chỉ cần tổng thời gian ngủ không quá ít, cảm thấy cơ thể được phục hồi, tinh thần, thể chất khỏe mạnh là được, không có gì lo lắng. Người lớn tuổi cũng có xu hướng ngủ ít hơn thời trẻ, đó là sinh lý tự nhiên. Chỉ khi nào việc ngủ ít khiến cô cảm thấy mệt mỏi, uể oải, mới cần đi khám.
Tuy nhiên, cô cũng cần lưu ý cân đối thời gian ngủ trưa nếu muốn ngủ một giấc dài vào ban đêm vì có khi ngủ trưa quá nhiều, tới 2-3 giờ chẳng hạn, thì chắc chắn đêm sẽ khó ngủ hơn. Nếu có vấn đề sức khỏe phát sinh, cô đừng nghĩ là do ngủ trưa hơi lâu mà nên đi khám để tìm đúng bệnh và nguyên nhân thực sự.
NLĐ