Đêm nhạc “Nhạc Chung Linh”: Nơi sống dậy ký ức quê hương và hào khí dân tộc
Chào năm mới 2023 và đón Xuân Quý Mão đang đến, Giáo sư, Viện sĩ, Họa sĩ Ngô Xuân Bính cùng Nhà hát Ca múa Nhạc Việt Nam xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình nghệ thuật đặc biệt, Màu thời gian - Số thứ nhất - 2023 với Chủ đề "Ngọn Chung Linh".
- 13-01-2023Bị hỏi "lương thưởng cuối năm", người EQ cao không nói bao nhiêu mà lựa chọn trả lời bằng 2 cách này: Không mất lòng mà vẫn giữ bí mật
- 12-01-2023Diva Hà Trần: “3 thập kỷ cháy hết mình trên sân khấu, thành tựu lớn nhất chỉ là 1 điều giản đơn”
- 11-01-2023Quan sát 1 người ở 3 thời điểm này để biết lòng dạ trắng đen thế nào, nhân phẩm ra sao
Mỗi tác phẩm âm nhạc, mỗi chương đoạn trong chương trình là những câu chuyện được chuyển thể để nói về Hào khí Đông A, Hào khí Thăng Long, Hào khí Chung Linh… về tinh thần và khát vọng dân tộc lớn lao.
Đặc biệt, tất cả các tác phẩm âm nhạc trong chương trình “Ngọn Chung Linh” đều được phổ từ thơ của Giáo sư, Viện sĩ, Họa sĩ Ngô Xuân Bính.
Họa sĩ Ngô Xuân Bính đã có một những vần thơ rất hay về Hà Nội:
“Anh hát cùng em tình ca Hà Nội/ Gieo hạt tơ vàng quấn quanh dải lụa
Hồ Tây/ Anh hát cùng em men say tri ngộ/ Thiên tích Hồ Gươm tương hợp tương cầu/ Ngút trời lộng xanh muôn cánh hoa bay”.
Từ những vần thơ mộc mạc nhưng ẩn chứa nội lực, khát khao đó, nhạc sĩ Quang Huy của Nhà hát Ca múa Nhạc Việt Nam đã phổ nhạc thành tác phẩm Hồn thiêng Hà Nội mang âm hưởng dân gian Ca trù nhớ thương và da diết. Hay những nhạc phẩm mang âm hưởng đồng quê như “Những ngôi sao luôn lên nhau”, “Đồng quê” do Nhạc sĩ Đức Trịnh - Chủ tịch hội Nhạc sĩ Việt Nam phổ nhạc đã làm chúng ta thấy, cuộc sống muôn màu, muôn cuộc trở về với quê hương, với đồng quê vẫn là cuộc trở về nhọc nhằn và ấm nồng, ngọt dịu nhất. Dù ở nơi đâu, làm nghề gì, mỗi khi tết đến xuân về ta bỗng nôn nao nhớ về quê hương, nhớ dáng hình của mẹ, dáng hình của những người thân thương của ta, mong được trở về để tri ân.
Còn nhiều những tác phẩm âm nhạc được thể hiện qua 4 phần của chương trình, được dàn dựng theo thể liên hoàn, phức điệu, dưới các hình thức ca, diễn xướng, múa, nhạc, kết hợp với nghệ thuật sắp đặt, sân khấu phức hợp. Các tác phẩm âm nhạc, nghệ thuật được trình diễn bởi nhiều nghệ sĩ nổi tiếng cả ba miền Bắc – Trung – Nam, với phần âm nhạc do các nhạc sĩ Nguyễn Cường, Trần Tiến, Quang Vinh, Đức Trịnh, Tuấn Phương, Trần Phú Cử, Đức Nghĩa, Hồ Trọng Tuấn, Xuân Phương, Cao Xuân Dũng, Quang Huy, Xuân Hùng… thực hiện.
Chia sẻ về chương trình Giáo sư, Viện sĩ, Họa sĩ Ngô Xuân Bính cho biết: “Lịch sử nước ta đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, thế nước có lúc thịnh lúc suy nhưng với bản lĩnh, ý chí tự lực, tự cường, không bao giờ chịu khuất phục, chúng ta đều vượt qua. Đó là nhờ vào tinh thần, vào sức mạnh của cả dân tộc, chúng ta đã tạo nên một hào khí, hào khí tựa Chung Linh. Hào khí Chung Linh, Hào khí Thăng Long không phải xuất phát từ những gì cao sang, xa lạ mà ở chính những gì sâu thẳm trong mỗi con người, bằng tình yêu, bằng khát vọng con người mong muốn vươn lên. Đó là tinh thần dân tộc! Chương trình Nghệ thuật Màu thời gian với chủ đề “Ngọn Chung Linh” đã đề cao tính bản sắc, sân khấu hóa khát vọng dân tộc, giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu đến khán giả, qua đó quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam”.
Với quá trình chuẩn bị công phu, đồ sộ về nội dung, âm thanh, ánh sáng, hiệu ứng sân khấu, mỗi tác phẩm đều làm nổi bật tinh thần, khát vọng của dân tộc được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Khát vọng đó được xây dựng nên từ những ký ức gắn liền quê hương, đất nước, cội nguồn của dân tộc.
Chương trình Nghệ thuật Màu thời gian với chủ đề “Ngọn Chung Linh” diễn ra vào 20h00’ Thứ 5, ngày 12/01/2023 (Tức Ngày 21 tháng 12 năm 2022 âm lịch) tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ - Số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội.
Trí Thức Trẻ