Đem vàng đi bán sau 15 năm, cô gái ngỡ ngàng khi không được thu mua vì 1 lý do trời ơi đất hỡi: Bài học cảnh tỉnh những ai đang giữ vàng
Vàng hiện là kênh đầu tư hấp dẫn. Do đó chuyện mua bán vàng cũng thu hút nhiều chú ý.
- 11-04-2024"Thất nghiệp giữa thành phố lớn, phải bán vàng để tiêu dạy tôi cách sống với 3 triệu/tháng”
- 06-04-2024Gái xinh yêu trai trẻ tay trắng, cưới xong bán vàng cho chồng khởi nghiệp, U40 hưởng thành quả như mơ
- 29-03-2024Sốc: Hơn 70kg vàng ký gửi trong két sắt của chuỗi bán vàng lớn nhất Trung Quốc mất trắng sau 1 đêm, tài sản tiết kiệm cả đời của 42 người “không cánh mà bay”
Thời gian qua, câu chuyện mua bán vàng nhận được nhiều quan tâm sau khi giá vàng tăng cao và liên tiếp chạm đỉnh. Đơn cử mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện câu chuyện một vị khách đi bán vàng nhưng bị từ chối. Cô cũng chia sẻ thêm về kinh nghiệm mua bán kim loại quý này để mọi người tránh rơi vào tình huống “tiền mất tật mang".
Cụ thể theo chủ nhân bài đăng, năm 2001, mẹ cô mua một bộ nữ trang từ tiệm vàng nhỏ ở Đà Nẵng. Đến khoảng năm 2016 - 2017, mẹ cô mang vàng đến tiệm này để bán lại thì phát hiện tiệm đã đóng cửa và sang mặt bằng. Sau đó, cô tìm thấy người chủ mới của tiệm là con cháu trong nhà. Khi đó, chủ mới kiên quyết không thu mua lại vàng từ cô gái.
Sau đó, cô phải chuyển sang bán vàng tại tiệm khác, của thế hệ lớn tuổi hơn trong gia đình chủ bán vàng thì mới thực hiện thành công giao dịch. Họ đồng ý mua lại vàng, đi kèm lời giải thích: Do người bán hàng kia còn trẻ, nên họ không biết đó là vàng mà gia đình bán từ đời trước.
Cô gái không bán được vàng vì chủ mới không nhận ra, vàng được bán từ tiệm nhà mình (Ảnh minh hoạ)
Cuối cùng, cô gái rút ra bài học: Nếu mua tích trữ, cô sẽ không bao giờ bao giờ mua 1 phân vàng từ tiệm nhỏ. Bởi sau bao năm, bạn sẽ không biết tiệm vàng đó còn hoạt động hoặc bán vàng hay không.
Khi mua vàng, cô ưu tiên tìm đến thương hiệu lớn, uy tín, từ đó giảm rủi ro cho người giữ vàng.
Lưu ý gì khi mua vàng để không “tiền mất tật mang"?
Từ trải nghiệm mua bán vàng của cô gái trên, nếu muốn mua bán loại tài sản này, dưới đây là những lưu ý mà bạn cần quan tâm trong quá trình mua vàng để giảm thiểu rủi ro và sinh lời cao nhất:
- Mua vàng ở đâu?
Thay vì thói quen mua bán tại các cửa hàng nhỏ lẻ, không thương hiệu, bạn nên lựa chọn mua tại các cửa hàng được Nhà nước cấp phép để đảm bảo vàng mua đạt được chất lượng. Bạn tham khảo chọn mua vàng ở những thương hiệu uy tín, có giấy chứng nhận chất lượng và hoá đơn đầy đủ chẳng hạn ở PNJ, SJC, Doji và Bảo Tín Minh Châu.
Một nguyên tắc khác là mua vàng ở đâu thì nên bán vàng ở đó. Vì khi mua, bán vàng ở cùng một tiệm sẽ giúp các bước thẩm định hay xác định giá trị của từng loại vàng nhanh chóng hơn.
Ảnh minh hoạ
- Mua vàng thời điểm nào?
Việc mua vàng tại “đỉnh" đẩy rủi ro về phía người mua khi có sự chênh lệch rất lớn giữa giá trị thực của vàng trong nước và vàng thế giới, được hình thành bởi tâm lý đám đông của thị trường.
Cũng vì thế, bạn cần cân nhắc chuyện mua vàng ở các thời điểm thị trường biến động mạnh, đặc biệt là khi giá vàng trong nước tăng nóng so với giá vàng thế giới. Một nguyên tắc là thời điểm nhiều người đổ xô vào thị trường, giá vàng cũng sẽ tăng cao. Thay vào đó, bạn nên mua vàng khi giá bình ổn nhất.
- Xem xét đầu tư vàng trong dài hạn
Mặc dù trong ngắn hạn, giá vàng có nhiều biến động nhưng xét về dài hạn, vàng luôn duy trì gia tăng giá trị. Chính vì vậy, nếu bạn muốn giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa danh mục của mình thì nên cân nhắc phân bổ một phần tài sản vào vàng trong dài hạn, thay vì chỉ tập trung lợi nhuận ngắn hạn.
Các chuyên gia cho rằng đầu tư vàng thành công không chỉ là mua và nắm giữ. Nếu chú ý xem xét các yếu tố địa chính trị và theo dõi lãi suất thực tế, bạn có thể gia tăng cơ hội đạt được thành công trong dài hạn trên thị trường vàng.
Nhịp sống thị trường