MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đến buổi họp lớp, tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cay đắng nhận ra một sự thật: Con cái là nguyên nhân chính khiến cha mẹ chọn sai đường, phải làm công việc mình ghét và ra đi trong đau khổ

12-05-2024 - 11:45 AM | Sống

Chỉ 1 năm sau buổi họp lớp tại New York, một người bạn học của Robert Kiyosaki đã qua đời, để lại bài học "rùng mình" cho tác giả "Cha giàu, cha nghèo" về cái giá của việc nuôi con.

Người bạn học giàu có nhưng đáng thương

"Việc lựa chọn con đường sự nghiệp rất quan trọng. Chúng ta đều biết có những người kiếm được nhiều tiền nhưng ghét công việc của mình. Thế nhưng cũng có những người dù ghét công việc của họ nhưng cũng chẳng kiếm được nhiều tiền. Đây là những người chỉ làm việc vì tiền", tác giả Robert Kiyosaki của "Cha giàu, cha nghèo" nói khi nhớ lại về một ông bố đáng thương, một người bạn học cũ của mình đã hy sinh thế nào vì con cái.

Trong một buổi họp lớp ở New York của tác giả Robert Kiyosaki cùng những người bạn cũ tại Học viện Thương mại Hàng hải, ông đã gặp lại một người quen. Vị bạn học này thay vì dành cả cuộc đời trên biển thì đã theo học trường luật sau khi tốt nghiệp Học viện hàng hải.

Tiếp đó người bạn học này dành thêm 3 năm để trở thành luật sư và hành nghề tư nhân. Dù thành công nhưng người bạn này chẳng hạnh phúc bởi ông ấy ghét nghề luật sư.

Đến buổi họp lớp, tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cay đắng nhận ra một sự thật: Con cái là nguyên nhân chính khiến cha mẹ chọn sai đường, phải làm công việc mình ghét và ra đi trong đau khổ- Ảnh 1.

Những buổi họp lớp cũ thường đem lại nhiều câu chuyện thấm thía. Ảnh minh họa

Bạn không nghe nhầm đâu. Dù kiếm được rất nhiều tiền nhưng khi được Robert Kiyosaki hỏi, người bạn này đã thẳng thắn thừa nhận mình ghét công việc đang làm.

"Tất cả những gì tôi làm là phải đi giải quyết đống rắc rối của những người giàu...Tôi ghét nghề này và ghét cả những khách hàng của mình", người bạn này nói.

"Tại sao ông không đi làm việc khác?", tác giả Robert Kiyosaki hỏi.

"Tôi không thể ngừng được. Đứa con đầu lòng của tôi đang đại học và cần học phí", người bạn này trả lời.

Chỉ một năm sau cuộc gặp với tác giả "Cha giàu, cha nghèo", người bạn này qua đời vì bệnh tim do lao lực ở tuổi ngoài 50 trước khi kịp chứng kiến con gái mình tốt nghiệp đại học.

"Anh ấy kiếm được rất nhiều tiền nhờ chuyên môn giỏi của bản thân nhưng anh ấy căm ghét những gì mình đang làm, tàn phá tinh thần và chẳng bao lâu ảnh hưởng đến thể chất...Đây là ví dụ điển hình về một người mắc kẹt trong nghề nghiệp của mình mà không thể tìm đường ra", tác giả Robert Kiyosaki nhận định.

Đúng như những gì ông Kiyosaki đã nói, nhiều phụ huynh chấp nhận làm những công việc mình ghét, từ bỏ ước mơ để kiếm tiền hy sinh vì con cái để rồi chưa chắc đã được hưởng thụ báo đáp.

Đến buổi họp lớp, tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cay đắng nhận ra một sự thật: Con cái là nguyên nhân chính khiến cha mẹ chọn sai đường, phải làm công việc mình ghét và ra đi trong đau khổ- Ảnh 2.

Những buổi họp lớp cũ thường đem lại nhiều câu chuyện thấm thía. Ảnh minh họa

Bởi vậy việc đạt tự do tài chính càng sớm càng tốt vô cùng quan trọng khi chúng giải phóng được áp lực cho cha mẹ.

Thế nhưng câu chuyện này lại dẫn đến một tranh luận "rùng mình" khác, đó là có nên sinh con và tiền đâu để nuôi con khi chưa tự do về tài chính?

Hy sinh đời bố, củng cố đời con

Một cuộc khảo sát của Lending Tree cho thấy ¾ số người được hỏi thừa nhận chi phí sinh và nuôi con đắt hơn quá nhiều so với họ tưởng tượng. Khoảng 45% cho biết họ đang phải chi quá nhiều tiền cho con cái để có thể đuổi kịp những "tiêu chuẩn" của các bậc cha mẹ khác.

Thậm chí, khoảng 55% số phụ huynh Mỹ cho biết họ đã tiêu sạch tiền tiết kiệm dẫn đến nợ nần chỉ để trang trải cho con cái, dù tất cả các ông bố bà mẹ này đều không hối hận khi phải làm như vậy.

Tuy nhiên, thông tin này lại khiến nhiều bạn trẻ lo lắng, thậm chí tác động tiêu cực đến cả những cặp vợ chồng trẻ muốn được tự do tài chính và sống thoải mái hơn là phải bù đầu kiếm tiền chăm con.

Đến buổi họp lớp, tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cay đắng nhận ra một sự thật: Con cái là nguyên nhân chính khiến cha mẹ chọn sai đường, phải làm công việc mình ghét và ra đi trong đau khổ- Ảnh 3.

Số liệu của Lending Tree cho thấy chi phí chăm sóc con cái chủ yếu đến từ thực phẩm (21%), các dịch vụ chăm sóc (19%) và quần áo (13%). Tuy nhiên số liệu này chưa tính đến những chi phí tiềm ẩn khác cho con cái khi chúng trưởng thành, đó là tiền học phí hay những khoản chi phí khác trong cuộc chạy đua của các bậc cha mẹ.

Việc con cái bị đem ra làm so sánh, trở thành tiêu chuẩn đánh giá của cha mẹ giờ đây đã quá phổ biến khiến chuyện không cho con đi học thêm, không đủ tiền theo học trường tốt, không mua sắm được quần áo, đồ dùng hàng hiệu cho con so với các bạn cùng lứa đã bị đưa ra làm cái cớ để chỉ trích.

Theo Lending Tree, khoảng 80% số phụ huynh tại Mỹ đã chấp nhận hy sinh cho con cái, giảm chi tiêu của bản thân, lùi thời hạn nghỉ hưu hoặc thậm chí từ bỏ các cơ hội sự nghiệp để nuôi nấng thế hệ sau.

Tuy nhiên áp lực lạm phát và những tiêu chuẩn khắt khe của xã hội đang đè nặng lên vai các cặp vợ chồng.

Một nghiên cứu của Viện Brookings năm 2015 cho thấy chi phí trung bình để nuôi một đứa trẻ tại Mỹ vào khoảng 18.271 USD/năm, tính riêng cho kịch bản một cặp vợ chồng có thu nhập trung bình đã kết hôn và có hai con.

Trong khi đó tờ Wall Street Journal (WSJ) cho biết chi phí bình quân để nuôi một đứa trẻ đến tuổi đi học cấp 3 tại Mỹ ước tính vào khoảng 310.605 USD, chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng tài sản tích lũy ngay cả với các cặp đôi kết hôn nhưng không sinh con.

Hầu hết các cặp cha mẹ đều muốn điều tốt nhất cho con cái, khiến chúng có được cuộc sống thoải mái sau này. Tuy nhiên chính điều này cũng khiến nhiều bạn trẻ hay cặp vợ chồng mới cưới ngại ngần sinh con vì không muốn thế hệ sau phải khổ như mình, hoặc đơn giản là do họ chưa có đủ tiền nuôi con.

Theo Fortune, khoảng 31% số người Mỹ được hỏi hiện nay cho biết họ không sinh thêm con vì tình hình tài chính không cho phép.

Đồng quan điểm, nghiên cứu của Viện Pew cho thấy tỷ lệ giới trẻ quyết định không sinh con đã tăng từ 37% năm 2018 lên 44% năm 2022.

*Nguồn: Fortune, BI, WSJ

Theo Băng Băng

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên