"Đen" như lứa sinh viên sinh năm 1998-1999: Ra trường "hừng hực khí thế" nhưng bị doanh nghiệp cắt giảm nhiều nhất vì Covid
Bên cạnh đó, Hành chính - Thư ký hiện là một trong những phòng ban mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn đầu tiên trong đợt cắt giảm với 12,3% ý kiến của doanh nghiệp tham gia khảo sát.
- 28-09-2021Sinh viên năm nhất nhưng làm bài tập lớp 6, cô gái Việt Nam được 3 "ông lớn" Google, Facebook và Adobe mời làm việc
- 25-09-2021Học trực tuyến suốt 2 năm tác động xấu đến giáo viên và học sinh thế nào: Mắt kém, cột sống thoái hoá, stress, thiếu vitamin D và canxi…
- 24-09-2021Vào công ty cùng lúc, một người bị sếp mắng quanh năm, một người được thăng chức chóng vánh, cựu sinh viên Harvard tiết lộ lý do
Làn sóng dịch Covid lần thứ tư diễn biến phức tạp, mức độ ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với cả ba đợt dịch trước cộng lại. Theo báo cáo "Thị trường lao động trong làn sóng Covid thứ 4: Thực trạng và Hướng đi" mới được Navigos công bố, khoảng 49,9% doanh nghiệp không cắt giảm nhân sự và giữ nguyên lương, phúc lợi như trước khi đại dịch xảy ra, đồng thời, có khoảng 11,6% doanh nghiệp tiếp tục gia tăng tuyển dụng trong thời điểm này. 3% doanh nghiệp đã tạm thời dừng hoạt động; 9,4% doanh nghiệp đã chọn cắt giảm nhân sự và cắt giảm lương, 7,3% đã cắt giảm nhân sự nhưng vẫn giữ nguyên lương, phúc lợi trước khi đại dịch xảy ra, và 18,9% chọn cắt giảm lương & phúc lợi nhằm giảm chi phí cho nguồn nhân lực hằng tháng cũng như thu nhỏ lại quy mô doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thống kê của khảo sát cũng cho thấy vẫn có những doanh nghiệp duy trì ổn định, thích ứng với bối cảnh toàn cầu.
Trong đó, đa số các doanh nghiệp trong mảng Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm và CNTT không cắt giảm nhân sự, giữ nguyên lương và phúc lợi. Ngược lại, doanh nghiệp mảng Du lịch/Khách sạn cắt giảm lương nhiều nhất.
(Nguồn: Navigos)
Dữ liệu của khảo sát cho thấy:
- Khoảng 3,7% doanh nghiệp có quy mô từ 10-100 nhân lực đã giảm 80% lương. Đây là những doanh nghiệp thuộc ngành Nhà hàng/Khách sạn/Du lịch - Giáo dục/Đào tạo.
- 9,9% doanh nghiệp có quy mô từ 51-300 nhân lực thuộc ngành Giáo Dục/Đào tạo đã cắt giảm 50-75% lương.
- 37,9% doanh nghiệp thực hiện cắt giảm 25-50% lương và phúc lợi. Đây là những doanh nghiệp có quy mô từ 10-50 nhân lực, 301-500 nhân lực và hơn 1000 nhân lực. Doanh nghiệp chủ yếu đến từ ngành Bất động sản/Cho thuê ngắn hạn, dài hạn - Xây dựng/Kiến trúc - Gia công/Chế biến/Sản xuất.
- 29,2% doanh nghiệp thuộc ngành Nhập khẩu/Xuất khẩu - Thương mại/Bán lẻ/ Bán sỉ - Dịch vụ quảng cáo/Tiếp thị trực tuyến/Truyền thông có quy mô từ 101-300 nhân lực, 301-500 nhân lực, 501-1000 nhân lực và hơn 1000 người, đã cắt giảm 15%-20% lương và phúc lợi trong thời gian khó khăn.
- 19,3% doanh nghiệp cắt giảm ở mức thấp nhất là 5-10% lương và phúc lợi. Họ là những doanh nghiệp có quy mô hơn 1000 người lao động đến từ ngành Điện tử - Điện tử viễn thông, Tài chính/ Ngân hàng/ Bảo hiểm.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi Covid, nhiều doanh nghiệp có xu hướng giữ chân các nhân sự có thâm niên hoặc các nhân sự đang giữ các vị trí cấp trung và cấp cao. Đối với các nhân sự là Thực tập sinh và Sinh viên mới ra trường, tỷ lệ cắt giảm các vị trí này là 40,5%. Đối với các nhân viên có ít kinh nghiệm, tỷ lệ này lên đến 42,3%.
Kết quả khảo sát cho thấy vẫn có nhiều doanh nghiệp cố gắng bảo toàn hoạt động của mỗi phòng ban để cùng nhau vượt qua cơn bão Covid-19 lần này. Tuy vậy, Hành chính - Thư ký hiện là một trong những phòng ban mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn đầu tiên trong đợt cắt giảm với 12,3% ý kiến của doanh nghiệp tham gia khảo sát. Tiếp theo là phòng Kinh doanh/Bán hàng chiếm 8,4% và Phòng Chăm sóc Khách hàng chiếm 4,7% ý kiến.
Nhà hàng - Du lịch - Khách sạn - Giáo dục – Đào tạo thuộc nhóm ngành nghề dừng hoạt động nhiều nhất
Theo khảo sát, có khoảng 3% doanh nghiệp phải dừng hoạt động bởi ảnh hưởng của Covid-19 lần thứ tư. Trong đó có khoảng 25% doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Nhà hàng/Khách sạn/Du lịch và Giáo dục/Đào tạo, có quy mô nhân lực từ 10-50 người đến 301-500 người đã dừng hoạt động.
Ngoài các ngành được nêu trên thì 16,7% thuộc ngành Xây dựng/Kiến trúc (quy mô 10-50 người), 16,7% là doanh nghiệp chuyên Gia công/Chế biến/ Sản xuất (quy mô 301-500 người), đang chịu ảnh hưởng nặng nề để có thể tiếp tục hoạt động trong thời gian này. Với quyết định dừng hoạt động này, có thể thị trường tuyển dụng trong các lĩnh vực kể trên sẽ có nhiều biến động hơn và buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng đưa ra biện pháp để tiếp cận và thích nghi để có thể quay trở lại thị trường tuyển dụng.
Tuy nhiên, vẫn có những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao, điển hình là Công nghệ thông tin.
Cũng theo kết quả khảo sát của Navigos, 52% ứng viên tham gia khảo sát cho biết họ áp dụng tiết kiệm chi phí sinh hoạt để vượt qua thời gian khó khăn do dịch bệnh. Gần 52% người lao động cho biết sẽ chuyển việc sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc. Bên cạnh đó, hơn 30% người lao động quyết định vẫn sẽ làm việc tại công ty nếu lương và chế độ phúc lợi được giữ nguyên. 11% người lao động sẽ đề nghị tăng lương và chế độ phúc lợi được giữ nguyên sau khi hết dịch.
Doanh nghiệp và tiếp thị