MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đến tuổi trung niên, chớ mời nhiều người đi ăn tối: Vui đâu chẳng thấy, chỉ rước bực vào người

08-05-2023 - 18:15 PM | Sống

Người có tuổi muốn được bình yên thưởng thức bữa tối, thay vì mời nhiều người khiến bàn tiệc trở nên hỗn loạn.

Trong đời sống xã hội hiện nay, con người luôn tham gia vào những quan hệ rất đa dạng và phong phú. Các quan hệ ấy có thể phát sinh trong hoạt động sản xuất, công tác, học tập, sinh hoạt đời thường, hoạt động đối ngoại,…

Quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác xã hội. Những tương tác này không phải là ngẫu nhiên, mà thường phải có mục đích, hoạch định. Có nhiều cách để thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội, trong đó có việc bạn mời mọi người ăn tối.

Nếu như khi còn trẻ tuổi, nhiều người quảng giao rộng, thích những buổi tụ tập càng đông người càng tốt. Chúng ta có thể vui chơi thâu đêm suốt sáng, cuộc hẹn nào cũng có mặt thì khi bước sang tuổi trung niên, suy nghĩ lại đổi khác. Lúc này, đa số họ chỉ thích thưởng thức bữa tối đầm ấm ít người nhưng chất lượng. Nhiều người sẵn sàng từ chối những buổi tiệc có sự tham gia của quá nhiều người.

Vậy lý do là ở đâu?

1. Xung đột xã hội bắt đầu xảy ra trên bàn tiệc

Zhang Weiguo (Trung Quốc) sinh sống ở một vùng quê nghèo. Mới đây, anh được mời tham gia buổi gặp mặt vài người bạn. Vừa bước đến khách sạn, anh đã bị bảo vệ chặn lại. Nếu không có người bạn đi xe sang bên cạnh lúc đó, anh không biết phải xử lý thế nào.

Khi ngồi vào bàn tiệc, một người bạn hỏi anh: "Zhang Weiguo, anh làm nghề gì?".

Zhang Weiguo từ tốn trả lời: "Tôi là bộ đội hậu cần".

Người bên cạnh liền buông lời mỉa mai: "Ồ hoá ra chỉ vậy, lương bộ đội cũng không cao".

Suốt buổi gặp gỡ, Zhang Weiguo thấy mình lạc lõng, cô đơn. Anh nhận ra buổi gặp là nơi mọi người khoe của cải vật chất, vị thế xã hội chứ không phải chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống hàng ngày hay kiến thức hữu ích.

"Khi một người cô đơn nhất không phải lúc anh ấy đi một mình. Mà là khi đi giữa đám đông nhưng lại cảm thấy lạc lõng". Câu nói này hoàn toàn phù hợp với tình cảnh của Zhang Weiguo.

Mời một nhóm người đi ăn tối càng đông càng phiền toái. Liệu trong số đó, bao nhiêu người sẽ là bạn thật sự hay là đối tác mang lại lợi ích cho nhau. Điều thứ hai, càng có nhiều người càng nảy sinh nhiều quan điểm. Bầu không khí từ vui vẻ dẫn trở nên hỗn loạn, căng thẳng.

Điều thứ ba, trong bữa tiệc tất nhiên có những người có chủt tài sản, thích khoe khoang, thể hiện. Còn những người bình thường sẽ cảm thấy tự ti, ngại ngùng. Vì vậy, là người bỏ tiền ra để đãi khách nhưng bạn lại làm mất lòng nhiều người, ảnh hưởng đến mối quan hệ.

2. Mất kiểm soát khi uống rượu

Người xưa có câu: "Không tiệc, không rượu". Rượu là thứ khó có thể thiếu trong các cuộc vui. Khi đã uống rượu vào, con người khó giữ được tỉnh táo, còn nếu không uống thì thậm chí bạn còn bị đánh giá là thiếu tôn trọng mọi người. Thế nhưng, uống rượu nơi đông người thường xảy ra cãi vã, hỗn loạn và còn gây nguy hiểm khi lái xe ra về.

Uống rượu thể hiện phép tắc lịch sự nhưng bạn cũng cần kiểm soát hành vi, không nên uống quá nhiều. Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, chúng ta cũng có thể mời rượu mọi người nhưng nên mời ít, uống từ từ và tôn trọng thói quen uống trà thay rượu của một số người.

Đến tuổi trung niên, chớ mời nhiều người đi ăn tối: Vui đâu chẳng thấy, chỉ rước bực vào người - Ảnh 3.

3. Không tìm được mối quan hệ chất lượng 

Suy nghĩ kỹ lý do mở tiệc, mời mọi người dùng bữa tối, mời người có liên quan đến, không mời những người có mối quan hệ xã giao là điều mà nhiều người trung tuổi cân nhắc. Mối quan hệ không thân thiết, không mang lại lợi ích tốt nhất nên cần loại bỏ, tránh mất thời gian, đem lại phiền phức.

Khi còn trẻ, chúng ta thường thích tham gia những bữa tiệc trong men rượu và tiếng nhạc xập xình. Ta vẫn hay lầm tưởng việc tham gia những buổi tụ tập như vậy có thể giúp mình mở rộng các mối quan hệ xã hội. Nhưng nào biết khi bữa tiệc hạ màn cũng là lúc mọi người biến mất, chỉ còn lại mình bạn.

Trên bàn tiệc, bạn với những người đó là tri kỷ, chí cốt. Nhưng sau bữa tiệc, họ còn chẳng nhớ nổi tên bạn là gì. Trong bữa tiệc, họ vỗ ngực hứa hẹn hùng hổ với bạn. Khi tiệc tan, họ lại trở mặt nhanh như trở bàn tay. Kiểu tình bạn này mong manh, chẳng cậy vả được gì.

Người thông minh sẽ không dựa vào người khác để khẳng định sự tồn tại của bản thân. Bạn nhậu chưa bao giờ là đối tượng để họ chú trọng vun đắp tình cảm. Họ sẽ ưu tiên thời gian cho công việc và học tập, hơn là phung phí vào những buổi nhậu. Những buổi tiệc xã giao vô nghĩa làm sao bằng những giây phút quây quần bên gia đình. Vì thế, họ sẵn sàng từ chối những buổi gặp mặt vô nghĩa để bản thân thư giãn, nghỉ ngơi.

Theo Ứng Hà Chi

Thể thao & văn hóa

Trở lên trên