Dẹp quy định kiểm dịch “hành” doanh nghiệp dệt may
Tất cả quy trình kiểm tra “phải theo hướng thuận lợi hóa, thực hiện sau thông quan, trước khi lưu thông, thay cho hình thức kiểm tra từng lô hàng trước khi thông quan như hiện nay”.
- 01-07-2016Dệt may “ngấm đòn”
- 30-06-2016Ngành dệt may phải cấu trúc lại sản xuất
- 20-04-2016Hội nhập TPP: Doanh nghiệp dệt may vẫn chậm trên "sân nhà"
- 04-12-2015Doanh nghiệp dệt may tất bật tìm nguyên liệu trong nước
Bộ Công thương vừa có công văn gửi Bộ NN&PTNT, Tổng cục Hải quan đề nghị tháo gỡ nhanh chóng những vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp dệt may trong quy trình thực hiện kiểm dịch động - thực vật đối với mặt hàng bông, lông (cáo, gấu) đã qua xử lý nhập khẩu phục vụ sản xuất gia công, xuất khẩu.
Theo đó, đề nghị Bộ NN&PTNT giảm bớt thủ tục kiểm dịch động vật đối với chủng loại bông/lông vũ nói trên, loại không phải động thực vật hoang dã sống nếu doanh nghiệp xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của nước xuất khẩu.
Đối với kiểm dịch thực vật, chỉ kiểm tra hồ sơ, hoặc kiểm tra giảm (về tần suất, số lượng lấy mẫu, thời gian thực hiện) khi nhập khẩu bông từ nước/vùng lãnh thổ không có nguy cơ nhiễm dịch, hoặc chưa từng có lô hàng nhập khẩu bị phát hiện nhiễm dịch.
Tất cả quy trình kiểm tra này Bộ Công thương đề nghị “phải theo hướng thuận lợi hóa, thực hiện sau thông quan, trước khi lưu thông, thay cho hình thức kiểm tra từng lô hàng trước khi thông quan như hiện nay”.
Với ngành hải quan, Bộ Công thương đề nghị Tổng cục Hải quan chỉ đạo cơ quan hải quan địa phương chỉ yêu cầu doanh nghiệp xuất trình đúng chứng từ phù hợp theo quy định hiện hành về xuất nhập khẩu khi làm thủ tục thông quan hàng hóa.
Không được yêu cầu doanh nghiệp giám định hàng hóa tại Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật trước khi giải phóng hàng đối với lông thú (đã qua xử lý) nhập khẩu làm nguyên liệu gia công xuất khẩu từ các nước tham gia công ước CITES, có giấy chứng nhận xuất xứ của nước xuất khẩu...
Tuổi trẻ