MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Deutsche Bank: Cảnh vỡ nợ liên tiếp ở Trung Quốc là cơ hội 'vàng' cho nhà đầu tư nước ngoài!

18-01-2020 - 14:14 PM | Tài chính quốc tế

Amit Khattar - đồng giám đốc mảng ngân hàng đầu tư của Deutsche Bank tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: "Có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng chúng ta đang chứng kiến sự khởi đầu của chu kỳ nợ 'đau khổ' tại Trung Quốc. Đây sẽ là một quá trình cực kỳ thú vị."

Trong bối cảnh số trường hợp vỡ nợ không ngừng tăng lên và thanh khoản được thắt chặt hơn đối với các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, các ngân hàng của quốc gia này đang bỏ mặc họ rơi vào cảnh khủng hoảng. Deutsche Bank nhận thấy điều này chính là yếu tố tạo cơ hội lớn hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn. 

Nhà cho vay lớn nhất nước Đức là một nhà đầu tư rất tích cực đối với nợ "đau khổ" ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đã đặt cược vào cuộc tái cấu trúc lớn nhất ở khu vực - trong đó có Noble Group Ltd. China. Noble Group hiện đang thực hiện những động thái tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các khoản đầu tư nước ngoài vào thị trường nợ xấu 2,37 nghìn tỷ USD (344 triệu USD) của nước này. Điều này sẽ cho phép các nhà đầu tư Mỹ có thể tiếp cận trực tiếp vào thị trường nợ xấu Trung Quốc theo một phần của thoả thuận thương mại. 

Deutsche Bank: Cảnh vỡ nợ liên tiếp ở Trung Quốc là cơ hội vàng cho nhà đầu tư nước ngoài!  - Ảnh 1.

Kinh tế giảm tốc khiến khác khoản nợ xấu có diễn biến ngày càng tồi tệ hơn.

Amit Khattar - đồng giám đốc ngân hàng đầu tư tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: "Có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng chúng ta đang chứng kiến sự khởi đầu của chu kỳ nợ 'đau khổ' tại Trung Quốc. Đây sẽ là một quá trình cực kỳ thú vị."

Tình trạng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp nội địa đã chạm mức kỷ lục vào năm 2019 và những rắc rối vẫn tiếp diễn ở thị trường ngoài lục địa trong năm nay. Công ty sản xuất nhôm được nhà nước hậu thuẫn - Qinghai Provincial Investment Group, không thể thanh toán khoản nợ định danh bằng USD đã đáo hạn vào tuần trước. Sự lo ngại cũng hướng đến tập đoàn sản xuất quần áo xa xỉ nổi tiếng - Shandong Ruyi Technology Group - công ty cũng không đủ khả năng trả nợ hồi năm ngoái.

Theo Khattar, trongqwww cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Trung Quốc không hề "rơi vào khó khăn" vì các ngân hàng đã vào cuộc và "giải cứu". Tuy nhiên, điều đó không còn xảy ra với tình trạng ở hiện tại, khi các nhà cho vay đang tập trung vào chất lượng tài sản và lợi nhuận.

"Núi" nợ xấu của Trung Quốc là một lĩnh vực mà Deutsche Bank có thể nhìn thấy cơ hội. Tại đại lục, từ trước đến nay, phần lớn thị trường đều được "thống trị" bởi các công ty quản lý tài sản trong nước, nhưng khi số trường hợp vỡ nợ tăng cao thì những khoản nợ xấu cũng theo đà đó có diễn biến tồi tệ hơn. Hầu hết các khoản nợ nội địa không thể thanh toán đều là của các công ty tư nhân.

Khattar nhận định: "Thông thường, các khoản nợ thứ cấp ở Trung Quốc thường rất khó để tiếp cận và chúng ta chưa từng thực sự hoạt động tích cực vào thị trường nợ xấu của Trung Quốc. Nếu diễn biến xấu tiếp tục trở nên tồi tệ hơn, thì các công ty nước ngoài sẽ có nhiều cơ hội tiềm năng hơn." 

Deutsche Bank cũng có hoạt động tích cực ở Ấn Độ, đây là một thị trường quan trọng khác của họ đối với mảng tài chính và nợ 'đau khổ' trong khu vực. Khattar cho biết, họ đã triển khai một lượng vốn đáng kể vào ngành ngân hàng ngầm ở Ấn Độ và nhận thấy tỷ lệ lời lỗ mạnh mẽ từ việc cho vay đối với các công ty đang gặp khó khăn. 

Tham khảo Bloomberg

Giang Ng

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên