MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Deutsche Bank: Trump sẽ đưa nước Mỹ lên một cột mốc mới trong lịch sử

23-11-2016 - 17:47 PM | Tài chính quốc tế

Deutsche Bank AG cho biết, họ đang nhận thấy rất nhiều khả năng Tổng thống mới đắc cử Donald Trump sẽ điều hành nền kinh tế Mỹ tiếp tục đà tăng trưởng tới một giai đoạn được cho là dài nhất trong lịch sử của một chu kỳ kinh tế

Deutsche Bank AG cho biết, họ đang nhận thấy rất nhiều khả năng Tổng thống mới đắc cử Donald Trump sẽ điều hành nền kinh tế Mỹ tiếp tục đà tăng trưởng tới một giai đoạn được cho là dài nhất trong lịch sử của một chu kỳ kinh tế. Chiến lược gia David Bianco dự đoán rằng vào thời điểm ông trùm bất động sản nhận nhiệm sở vào tháng Giêng tới, chỉ số S&P500 sẽ đạt 2250 điểm.

Không ít các nhà đầu tư và các chiến lược gia đang tin vào việc kinh tế Mỹ sẽ còn tiếp tục tăng trưởng và kéo dài đến hết năm 2018 với chỉ số S&P có thể chạm đến 2.500 điểm trước khi thị trường chuyển sang giai đoạn sụt giảm tiếp theo của nó.

Trong lịch sử, giai đoạn tăng trưởng kinh tế của Mỹ dài nhất từng diễn ra từ năm 1991 đến 2001, vì thế nhiều nhà đầu tư tin rằng, đà tăng trưởng sẽ dễ bị phá vỡ nếu không có bất cứ 1 cuộc suy thoái nào được tạo ra (một cách có chủ đích) cho đến năm 2019.

Suy giảm cấu trúc tăng trưởng tiềm năng sẽ giúp kinh tế tránh khỏi việc bị rơi vào một cú sốc tiêu cực khi nó được sử dụng để tạo ra một cuộc suy thoái có chủ đích trong hoạt động của Mỹ. Ngược lại, sự gia tăng số người nghỉ hưu sẽ gắn liền với nhu cầu tiêu dùng và làm giảm sự thay đổi của các cấu phần lớn nhất đóng góp vào GDP.

Trong khi đó Bianco đưa ra quan điểm về khả năng giảm rủi ro của các doanh nghiệp nòng cốt của Mỹ khi đồng đô la Mỹ tăng cao, các chính sách bảo hộ thương mại tiềm năng dưới thời Trump và trước sự gia tăng của lợi suất trái phiếu. Ông khuyến nghị rằng điều quan trọng hơn đối với các nhà đầu tư lúc này là nên tập trung đầu tư vào các khu vực có thuế suất thấp và hướng tới sự gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng.

Deutsche Bank ước tính tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp Mỹ sẽ được cắt giảm khoảng 25% - mức phù hợp với tỷ lệ trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) - và cho rằng với mỗi 5 điểm phần trăm thu nhập tạo ra trên 1 cổ phiếu của các công ty S&P 500 sẽ mang lại $5.

Như vậy, Bianco đã tăng mức lợi nhuận mục tiêu trên mỗi cổ phiếu S&P 500 lên "ít nhất" $130 cho năm 2017, tương ứng mức tăng 9% so với giả định dự toán năm 2016 của ông là 119 $. "Chúng tôi không chắc chắn tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được cắt giảm bao nhiêu, nhưng chúng tôi nghĩ rằng sẽ ở một mức đáng kể”, chiến lược gia viết.

Nếu như không có thêm các cơ chế khuyến khích đối với các doanh nghiệp có lợi nhuận ở nước ngoài khi thực hiện chuyển lợi nhuận về Mỹ thì việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ mang đến những lợi ích nhất định cho các công ty trong nước được định hướng.

Thêm một chính sách hoàn thuế đặc biệt có thể cũng trở thành phao cứu sinh cho giá của các tài sản tài chính, nhất là khi tiền đã được sử dụng cho hoạt động mua lại, trả cổ tức hay M&A.

Trong khi đó, trái phiếu sẽ không đủ hấp dẫn nhà đầu tư để trở thành công cụ thay thế cổ phiếu khi công ty phải đối mặt với chi phí lãi vay cao hơn. Việc Fed tiếp tục duy trì chính sắt thắt chặt sẽ giữ cho thị trường lao động không tăng trưởng quá nóng và đặt ra mức lãi suất trần dài hạn trên đường cong lãi suất kho bạc. Vì thế, Bianco khuyến cáo rằng những nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề thu nhập nên chuyển hướng sang đầu tư các cổ phiếu ngành hàng thiết yếu.

"Cổ phiếu ngành hàng thiết yếu sẽ được hưởng lợi từ: 1) Thuế suất thấp giành cho những doanh nghiệp Mỹ tạo ra gần 100% thu nhập cho Mỹ và vì thế không có rủi ro ngoại hối, 2) có khả năng được giảm tiếp 15% thuế trên cổ tức so với mức thuế thu nhập từ lãi tiền gửi và 3,8% thuế theo Đạo Luật Affordable Care, 3) thêm nhu cầu mở rộng hạ tầng cơ sở liên bang và các khoản cho vay phục vụ nâng cấp, 4) "là tài sản trú ẩn an toàn cho những người về hưu và các định chế tài chính muốn giảm đầu tư vào trái phiếu", ông kết luận.

Theo Thùy Dương

NDH

Trở lên trên