ĐHCĐ Vincom Retail (VRE): Cần hơn 10.000 tỷ phát triển lưới dự án với diện tích hơn 800.000 m2
Trong quý 1/2024, doanh thu của Vincom Retail dự kiến là 2.250 tỷ đồng, trong đó doanh thu cho thuê khoảng 80%. LNST ước tính 1.080 tỷ đồng
- 06-04-2024Lộ diện nhóm nhà đầu tư mua lại công ty nắm 41,5% vốn của Vincom Retail
- 05-04-2024Vingroup hoàn tất bán 55% vốn của công ty SDI, không còn ghi nhận Vincom Retail là công ty con
- 02-04-2024Chân dung nữ tướng 'thân cận' với tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ rời chức Chủ tịch Vincom Retail sau 7 năm đảm nhiệm
- 20-02-2024Cổ phiếu VRE tăng dựng đứng, những 'cá mập' nào đang nắm giữ Vincom Retail?
Sáng ngày 22/4, CTCP Vincom Retail (mã: VRE) đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024.
Tính đến 9h, có 108 cổ đông đại diện khoảng 1,8 tỷ cổ phiếu, tương đương 65,79% quyền biểu quyết.
Tại Đại hội, bà Phạm Thị Thu Hiền, Tổng giám đốc mới của Vincom Retail vào tối ngày 22/4, một ngày trước khi diễn ra Đại hội cổ đông đã trình bày báo cáo của ban lãnh đạo công ty.
Năm 2023, Vincom Retail ghi nhận mức doanh thu kỷ lục từ khi thành lập, với tổng doanh thu đạt 9.791 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 4.409 tỷ đồng, tăng 59% so với năm trước. Biên lợi nhuận gộp cải thiện, tăng từ 51,8% lên 54,7%, khẳng định vị trí dẫn đầu về hiệu quả hoạt động trên thị trường.
LNST QUÝ 1 ĐẠT HƠN 1.080 TỶ ĐỒNG, CẦN 10.000 TỶ ĐỒNG CHO CÁC CHI PHÍ PHÁT TRIỂN
Năm 2024, Vincom Retail đặt mục tiêu tiếp tục tăng độ phủ tại các tỉnh thành khắp cả nước, khai trương 6 TTTM mới, bao gồm 2 TTTM Vincom Mega Mall và 4 TTTM Vincom Plaza, với khoảng 171.000 m2 diện tích sàn bán lẻ, nâng tổng số TTTM lên 89 TTTM tại 48 tỉnh thành tới cuối năm 2024. Bên cạnh đó, Vincom Retail tiếp tục xây dựng và phát triển sản phẩm Vincom Mega Mall thế hệ mới – mô hình Life-Design Mall với kiến trúc độc đáo, tích hợp mua sắm, ẩm thực và giải trí.
Vincom Retail đặt kế hoạch 2024 với doanh thu thuần khoảng 9.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 4.420 tỷ đồng.
Bà Phạm Thị Ngọc Hà – Giám đốc tài chính cho biết, trong quý 1/2024, doanh thu của Vincom Retail dự kiến là 2.250 tỷ đồng, trong đó doanh thu cho thuê khoảng 80%, doanh thu BĐS chiếm 10-12%, còn lại là doanh thu khác. Mức tăng trưởng 16% của doanh thu so với cùng kỳ là nhờ bàn giao một số căn shophouse ở Đông Hào, Quảng Trị.
LNST đạt hơn 1.080 tỷ đồng – tăng 6% so với cùng kỳ. Doanh thu và LNST của quý 1/2024 đạt 24-25% so với kế hoạch cả năm.
Theo kế hoạch trình cổ đông, Vincom Retail để lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Trong các năm tới, công ty cũng có kế hoạch chi trả cho các khoản vay và kế hoạch phát triển lưới dự án với diện tích hơn 800.000 m2, cần hơn 10.000 tỷ đồng. Lãnh đạo công ty bày tỏ hy vọng sự đầu tư dài hạn có thể đem lại lợi ích cho cổ đông.
VINCOM SẼ KHÔNG ĐỔI TÊN?
Tại ĐHĐCĐ, cổ đông Vincom Retail đã thông qua việc miễn nhiệm với 2 thành viên HĐQT là bà Lê Mai Lan và Chủ tịch HĐQT Thái Thị Thanh Hải và tiến hành bầu bổ sung thêm 1 thành viên HĐQT cho nhiệm kỳ 2023-2028. Ông Nguyễn Hoài Nam được bầu vào HĐQT Vincom Retail với tỷ lệ phiếu bầu 100% trên tổng số phiếu biểu quyết. Ông Nguyễn Hoài Nam (sinh năm 1970), hiện đang là Tổng giám đốc tập đoàn Berjaya Việt Nam - một chi nhánh của tập đoàn đa ngành Berjaya Corporation Berhad thuộc Malaysia.
Cổ đông Vincom Retail cũng thông qua miễn nhiệm 3 thành viên BKS và bầu bổ sung 3 thành viên là ông Trần Xuân Hải, ông Hoàng Đức Hùng và ông Nguyễn Thành Trung.
Về kế hoạch đổi tên sau khi có sự tham gia của nhóm cổ đông mới, bà Mai Hoa cho biết, thương hiệu Vincom là thương hiệu TTTM đầu tiên của người Việt. Vincom đã gắn bó với người dân, đặc biệt là người dân Hà Nội đã 20 năm kể từ khi khai trương TTTM Vincom đầu tiên tại Bà Triệu. Cái tên này cũng là niềm tự hào, là sự khổ luyện cam lai để có hệ thống lớn nhất Việt Nam như ngày hôm nay. Theo bà Mai Hoa, thương hiệu có giữ "chữ VIN" nữa hay không là thỏa thuận sau này của HĐQT.
Bà Thu Hiền nói cho tới thời điểm hiện tại Vincom không có ý định đổi tên vì đối với người tiêu dùng nó là thương hiệu có giá trị cao.
Bà Trần Mai Hoa, Phó Chủ tịch HĐQT cũng cho biết, trong năm 2024, VRE dự kiến khai trương 6 TTTM với 4 hai trương vào tháng 6, 2 cái vào tháng 4/2024. VRE đã chạy thuê và tỷ lệ lấp đầy khá tốt, Vincom Plaza đã chạy trên 60%, Greenpark trên 90%. Và dự kiến tỷ lệ lấp đầy sẽ trên 90% tại thời điểm khai trương.
Chiến lược mới về cơ bản đồng nhất và xuyên suốt với chiến lược của Vincom Retail trong 8 năm qua. Đối với các dự án của VRE đã thông tin ra thị trường, tổng diện tích bán lẻ trong những năm tới không đổi, tiến độ triển khai rà soát lại hàng năm.
Trong các dự án mà VRE đã đặt cọc với chủ đầu tư Vingroup và Vinhomes, chính sách vẫn được giữ nguyên về giá trị về mặt đầu tư cũng như lợi ích của dự án đã đặt cọc. Vingroup vẫn tiếp tục song hành cùng VRE, chuỗi TTTM vẫn song hành với hệ sinh thái của Vingroup.
XU HƯỚNG BÁN LẺ TRONG TƯƠNG LAI
Trả lời câu hỏi về việc khách thuê khó khăn và đóng cửa thì chiến lược bù đắp tổn thất của VRE như thế nào, bà Phạm Thị Thu Hiền, Tổng giám đốc cho biết, mức độ hồi phục của thị trường bán lẻ phụ thuộc nền kinh tế chung và mức chi tiêu của khách hàng. Doanh thu của khách thuê giảm không chỉ trong hệ thống Vincom mà còn diễn ra với các điểm kinh doanh khác của khách thuê. Tỷ lệ lấp đầy 2024 của VRE dự kiến vẫn tăng vì TTTM mở mới có tỷ lệ lấp đầy cao sẽ kéo theo tỷ lệ chung của cả hệ thống tăng, và tại 83 TTTM cũ, khách thuê có thanh lý nhưng tỷ lệ thấp hơn 2023. Bên cạnh đó, VRE đang tập trung định vị lại TTTM, tập trung nguồn nhân lực kinh doanh cho các TTTM chạy thuê để tăng tỷ lệ lấp đầy.
Về xu hướng bán lẻ trong tương lai và Mô hình trung tâm thương mại nào có tiềm năng dòng tiền tốt, bà Mai Hoa tiết lộ: "Hơn 1 tuần trước chúng tôi có giám đốc phát triển của một nền tảng online đã đầu quân vào VRE, tức chuyển từ online sang offline. Quả thực, việc ship hàng hiện nay và đội ngũ ship hàng tăng mạnh là cơ hội cho các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, tiếp cận với việc giao hàng tốt hơn, nhưng khách lớn bán lẻ chuyên nghiệp có tỷ lệ tham gia doanh số của họ trên các nền tảng online không cao, chỉ khoảng 5%".
Mô hình online đang hỗ trợ tốt cho các nhà bán hàng đại trà, nhỏ lẻ. Tuy nhiên, chi phí cho nền tảng online cũng không rẻ, có những người bán trả tới 35% chi phí bán hàng. Đó là yếu tố khiến các khách thuê của TTTM đánh giá về cơ hội kinh doanh của kênh bán hàng và hiệu quả của kênh bán hàng.
Bên cạnh đó, người Việt Nam có thói quen đó là cảm giác được sờ và trải nghiệm, tiện lợi khi cả gia đình có thể mua hàng ngay dưới chân tòa của mình hoặc buổi cuối tuần cả gia đình mua sắm vui chơi giải trí trong TTTM. Một nghiên cứu của CRBE vào quý 1/2204 cho thấy các nhà bán lẻ vẫn đang có xu hướng đầu tư mở rộng các cửa hàng của mình.
Nguyên nhân VRE chọn 4 mô hình khi bắt đầu tham gia vào thị trường, trong đó có 3 mô hình chủ đạo là Center, Mall, Plaza là vì không có mô hình nào hoàn hảo cho 1 thị trường hay 1 đối tượng khách hàng. Mô hình Center phù hợp khách nội thành vì không có đất rộng, khách ở đây cần hàng hóa khác biệt. Mô hình Mall phù hợp các vùng lân cận ngoài Hà Nội, TP.HCM phù hợp với diện tích lớn từ 60.000 m2 – 100.000 m2, phù hợp tệp khách hàng đông. Plaza có vị trí tại các tỉnh, là các điểm đến của các tỉnh.
Mỗi 1 mô hình có 1 định vị riêng, tệp khách hàng riêng, phục vụ được chính xác nhu cầu khách hàng tại khu vực đó.
Bà Mai Hoa cũng cho biết, các cổ đông mới tuy không có kinh nghiệm làm TTTM nhưng họ đã có kinh nghiệm về bán lẻ, và đã có những mô hình bán lẻ thành công. Các nhà bán lẻ là một yếu tố quan trọng làm nên sự thành công cho các TTTM. Chúng tôi tin rằng các cổ đông mới có thể chia sẻ các kinh nghiệm về bán lẻ, đồng thời, các cổ đông mới cũng là những người đã có các kinh nghiệm về quản trị.
An ninh Tiền tệ