ĐHĐCĐ Angimex (AGM): Sẽ phát hành tăng vốn 130% trong quý 1/2022
Điểm lại năm 2021, Angimex (AGM) chính thức trở thành một mắc xích trong hệ thống Louis Holdings, sau khi cổ đông lớn là Nguyễn Kim rút 51,6% vốn. Trong đó, đại diện là ông Đỗ Thành Nhân hiện đang là Chủ tịch HĐQT AGM.
CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, AGM) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, thông qua kế hoạch phát hành tăng vốn 130%, thay đổi lãnh đạo HĐQT cũng như kế hoạch kinh doanh năm 2022.
Điểm lại năm 2021, AGM chính thức trở thành một mắc xích trong hệ thống Louis Holdings, sau khi cổ đông lớn là Nguyễn Kim rút 51,6% vốn. Trong đó, đại diện là ông Đỗ Thành Nhân hiện đang là Chủ tịch HĐQT AGM.
Sẽ phát hành tăng vốn 130%, trong đó giá chào bán thêm dự vào mức 16.500 đồng/cp
Đại hội thông qua việc phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2020 với tỷ lệ chi trả là 30%/vốn điều lệ; phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 32%/vốn điều lệ và phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 68%/vốn điều lệ. Theo đó, tổng số lượng cổ phiếu Angimex phát hành thêm sẽ là 23,66 triệu cổ phiếu. Vốn điều lệ của Angimex sau khi phát hành tăng gấp 2,3 lần lên 418,6 tỷ đồng.
Đại hội cũng thông qua việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1 giá 16.500 đồng/cổ phiếu, nâng vốn điều lệ sau các đợt phát hành lên thành 837,2 tỷ đồng, tăng 4,6 lần so với vốn điều lệ hiện tại, dự kiến Angimex sẽ dùng số tiền thu được từ đợt phát hành cổ phiếu để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, hợp tác cùng Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long để nghiên cứu phát triển các giống lúa đặc sản, và nhiều dự án đầu tư góp vốn khác.
Trên thị trường, thị giá AGM hiện đang giao dịch tại mức 62.000 đồng/cp. Như vậy, giá chào bán thấp hơn gần 4 lần so với thị giá.
Nếu thành công, vốn điều lệ AGM sẽ tăng từ mức 182 tỷ đồng lên gần 419 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong quý 2/2022, sau khi UBCKNN chấp thuận. Số tiền thu được Công ty sẽ chi đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, hợp tác cùng Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long để nghiên cứu phát triển các giống lúa đặc sản, và nhiều dự án đầu tư góp vốn khác.
Song song, AGM cũng sẽ tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV Chế biến lương thực Angimex, cụ thể vốn điều lệ tăng thêm 700 tỷ đồng so với hiện tại, lên thành 1.050 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần).
Chiều ngược lại, AGM thông qua cổ đông việc huỷ phương án phát hành ESOP đã thông qua trước đó do chưa được UBCKNN chấp thuận, do lo ngại tăng vốn sẽ ảnh hưởng đến phương án chia cổ tức năm 2020.
Năm 2022 đặt mục tiêu lợi nhuận 70 tỷ đồng, tăng 22%
Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, AGM đặt mục tiêu doanh thu đạt hơn 8.004 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 70 tỷ đồng, lần lượt tăng hơn gấp đôi và tăng 22% so với kết quả đạt được trong năm 2021.
Trong đó, tại ngành cốt lõi là lương thực: Công ty xác định chiến lược phát triển trong giai đoạn mới là tập trung đa dạng hóa sản phẩm, cung cấp máy móc thiết bị công nghệ cao, tạo ra các dịch vụ gia tăng nhằm khép kín chuỗi cung ứng lúa gạo.
Năm 2022 cũng là năm đi vào hoạt động của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Nông nghiệp Công nghệ cao Angimex (AGM-Agritech) từ quý 1/2022. AGM-Agritech sẽ cung cấp máy móc, thiết bị nông nghiệp công nghệ cao cho nông dân như: sử dụng thiết bị không người lái (drone) để theo dõi tình hình sâu bệnh, phun thuốc bảo vệ thực vật; máy phun sạ lúa giống; máy gặt đập liên hợp;… AGM Agritech chính là mắc xích cuối cùng giúp Angimex tiến tới việc hoàn thiện chuỗi cung ứng lúa gạo phục vụ hệ sinh thái nông nghiệp của AGM.
Bên cạnh đó, AGM cũng góp vốn với CTCP Xuất nhập khẩu Louis Rice (Louis Rice) thành lập Công ty TNHH Thương mại Louis – Angimex với tỷ lệ góp vốn là 49%. Đây là Công ty kinh doanh trong lĩnh vực gạo thương hiệu đóng túi, vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. Công ty liên doanh này sẽ là đơn vị giúp Angimex hiện thực hóa tham vọng chiếm lĩnh thị trường gạo nội địa trong thời gian tới.
Ngoài ra, AGM chủ trương nâng cao giá trị gia tăng của hạt gạo, tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm từ quá trình sản xuất thông qua góp vốn liên doanh với các đối tác Nhật Bản để đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất các sản phẩm mới. Các dòng sản phẩm mới được kỳ vọng mang lại giá trị và biên lợi nhuận cao hơn cho Một số sản phẩm chế biến từ gạo như bột gạo, bánh gạo; sản phẩm sau gạo như bún gạo, miến gạo sẽ được chuyển đến tay người tiêu dùng trong thời gian tới.
Về lĩnh vực phân bón: AGM sẽ chuyển đổi mô hình hoạt động của Dasco từ Công ty TNHH MTV thành CTCP. Động thái này sẽ tạo động lực cho các sản phẩm phân bón hữu cơ Dasco đạt được lợi thế cạnh tranh và vị thế độc quyền của mình tại thị trường trong nước và quốc tế.
Cuối cùng, với lĩnh vực thương mại – dịch vụ: Theo AGM, thị trường xe máy đang bước vào giai đoạn bão hoà cũng như chịu tính cạnh tranh cao. Chưa kể năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh, Công ty đã dừng hoạt động gần 4 tháng (từ tháng 7-10) dẫn đến doanh thu giảm 22% so với năm 2020. Năm 2022, AGM chủ trương kế hợp với Công ty TNHH MTV Lốp xe Vĩnh Khánh để bán thêm các sản phẩm vỏ xe, đa dạng hoá nguồn cung cũng như ngành nghề kinh doanh.
Kết thúc 2021, AGM ghi nhận doanh thu đạt 3.925 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2020. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ ngành kinh doanh lương thực với doanh thu đạt 3.291 tỷ đồng, tăng gần 2.000 tỷ đồng so với năm 2020, trong đó tỷ trọng xuất khẩu gạo năm 2021 đạt hơn 60%, đem về doanh thu lên tới hơn 2.039 tỷ đồng.
Đặc biệt, tháng 8/2021, AGM lọt top 3 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam. Sang năm 2022, riêng 2 tháng đầu năm sản lượng xuất khẩu AGM đã đạt hơn 28.145 tấn, tương ứng với doanh thu gần 322 tỷ đồng.
Đại hội cũng thông qua việc miễn nhiệm Thành viên HĐQT đối với ông Lê Văn Huy và bổ nhiệm ông Trần Ngọc Thạch là Thành viên độc lập HĐQT. Việc ông Trần Ngọc Thạch, Tiến sĩ chuyên ngành Sinh hóa và Sinh học phân tử, Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, tham gia HĐQT là bước đi chiến lược trong mục tiêu tăng chiếm thị phần lớn của AGM.
Doanh Nghiệp Tiếp Thị