ĐHĐCĐ Bảo hiểm Quân đội (MIG): Lãi 86 tỷ trong quý I/2023, đang tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược
Theo chia sẻ tại đại hội, từ đầu năm tới nay, MIC đã làm việc với một số đối tác của châu Âu và Nhật Bản, tuy nhiên chưa tìm được đối tác phù hợp.
Mục tiêu lọt top 4 thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Ngày 20/4, CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC - mã: MIG) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên báo cáo kết quả kinh doanh 2022 và thông qua định hướng phát triển giai đoạn 2023 - 2026.
Năm 2022, tổng tài sản công ty đạt 8.545 tỷ đồng, tăng 30,12%, giữ được vị thế về quy mô. Tổng doanh thu đạt 5.638 tỷ đồng, trong đó doanh thu bảo hiểm gốc đạt 5.203 tỷ đồng, tăng trưởng 32% so với cùng kỳ, vẫn đứng top 5 về thị phần. Tốc độ tăng trưởng của MIC được đánh giá tăng nhanh gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành bảo hiểm Phi nhân thọ.
Với lợi nhuận sau thuế 159 tỷ đồng, các cổ đông đã thông qua kế hoạch chi trả cổ tức năm 2022 tỷ lệ 10% (trong đó 5% bằng tiền mặt tương đương 82 tỷ đồng).
Năm 2023, công ty đặt mục tiêu lọt vào Top 4 thị trường bảo hiểm phi nhân thọ với doanh thu bảo hiểm tăng trưởng khoảng 17% so với năm trước, lợi nhuận tăng trưởng 75% đạt 350 tỷ đồng.
Cập nhật KQKD mới nhất, quý I/2023, MIC ghi nhận doanh thu bảo hiểm gốc đạt 1.217 tỷ đồng, trong đó doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 937 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế đạt 86 tỷ.
Tăng vốn điều lệ lên hơn 2.000 tỷ
Đại hội cũng đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 1.645 tỷ đồng lên 2.014 tỷ đồng, tương đương với việc phát hành thêm gần 37 triệu cổ phiếu.
3 phương án phát hành được MIC đưa ra bao gồm: phát hành cổ phiếu để trả cổ tức (8,2 triệu cp), phát hành cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 15% (25,9 triệu cp) và phát hành theo chương trình người lao động được lựa chọn - ESOP (2,8 triệu cp).
Đối với cổ phiếu được chào bán cho cổ đông hiện hữu, giá chào bán được xác định 10.000 đồng/cp, dự kiến thu về số tiền 259 tỷ đồng.
Mong muốn tìm nhà đầu tư chiến lược
HĐQT MIC đã trình tới cổ đông phương án tìm kiếm đối tác chiến lược với tỷ lệ sở hữu từ 25% cổ phiếu có quyền biểu quyết trở lên.
Tiêu chuẩn lựa chuẩn nhà đầu tư được đưa ra là nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước có uy tín, đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường tài chính, có kinh nghiệm phát triển bán lẻ, kênh bán,...
Nhà đầu tư phải có cam kết hợp tác với công ty ít nhất ba năm và có khả năng hỗ trợ công ty về mặt quản trị, hoạch định chiến lược, tài chính, có năng lực xây dựng triển khai sản phẩm đa dạng, hệ thống thông tin hiện đại.
" Chúng tôi có làm việc với một số đối tác châu Âu Nhật Bản trao đổi kinh nghiệm triển khai hoạt động bảo hiểm. Tuy nhiên, đến thời điển hiện tại chưa chốt chính thức được đối tác nào theo tiêu chí đề ra và sẽ báo cáo lại chi tiết tới các cổ đông sau ", lãnh đạo MIC cho hay.
Với định hướng thu hút đối tác ngoại mở ra cơ hội đầu tư mới mang đến giá trị gia tăng cho cổ đông, tháng 3 vừa qua, PYN Elite Fund, quỹ đầu tư đến từ Phần Lan chính thức trở thành cổ đông lớn của MIC, sở hữu 6,1%. Tính đến hiện tại, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại MIC là 15,09%.
Nhịp sống thị trường
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- ĐHCĐ Vietnam Airlines: Mong muốn sớm được thông qua chủ trương tái cơ cấu gồm thoái vốn Skypec, phát hành thêm cổ phiếu
- Phát Đạt ước lãi 384 tỷ trong 6T2023, Danh Khôi đã trả nợ 870 tỷ và sẽ trả tiếp 1.500 tỷ
- ĐHCĐ Taseco Airs (AST): Lên kế hoạch lợi nhuận năm 2023 gấp 4 lần năm trước
- ĐHĐCĐ DIC Corp (DIG) lần 1 bất thành, vắng mặt cổ đông lớn Trần Quý Thanh (Tân Hiệp Phát) nắm 5%
- Ông Lê Viết Hải lần đầu tiết lộ về những giao dịch cá nhân với HBC và bài học “xương máu” sau xung đột thượng tầng