MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ĐHĐCĐ Gemadept: Gemalink lúc đi vào hoạt động sẽ hưởng lợi mặt bằng giá mới, đẩy mạnh tiếp thị nhằm hưởng lợi từ chiến tranh Mỹ - Trung

Theo Thông tư mới thì giá bốc xếp hàng xuất khẩu tăng, còn hàng nội địa thì không tăng do đó doanh thu ở các cảng Cảng Đình Vũ dự kiến tương ứng tăng 7-8%. Với cảng Gemalink dự kiến ngay khi ra đời cũng sẽ có doanh thu tăng do đã được áp dụng mặt bằng giá mới cao hơn, đại diện Gemadept cho biết.

Sáng ngày 16/5/2019, CTCP Gemadept (HoSE: GMD) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2019 nhằm thông qua tình hình kinh doanh năm 2018, cũng như lên chiến lược cho thời gian tới.

Theo kế hoạch, năm 2019 Công ty sẽ tập trung nguồn lực phát triển hoạt động kinh doanh cốt lõi là khai thác cảng và logistics, đồng thời xem xét thực hiện thoái vốn cổ phần tại một số công ty khi có điều kiện thuận lợi.

Theo đó, chỉ tiêu kinh doanh dự kiến đạt 2.800 tỷ đồng doanh thu và LNTT hợp nhất đạt 695 tỷ đồng, nếu loại trừ LNTT từ chuyển nhượng vốn năm 2018 là 1.578 tỷ đồng thì con số LNTT từ sản xuất kinh doanh thông thường năm 2019 của GMD sẽ tăng 15% so với thực hiện 2018.

Kết thúc quý 1/2019, Gemadept ghi nhận doanh thu thuần 629 tỷ, tương ứng thu về mức LNST công ty mẹ 120 tỷ đồng, đồng thuận giảm so với cùng kỳ 2018. Giải trình điều này, Gemadept cho biết LNTT thông thường tăng gần 10 tỷ đồng chủ yếu do tăng trưởng của lĩnh vực kinh doanh chính là khai thác cảng và logistics; ngoài ra chi phí thuế TNDN và lợi ích cổ đông không kiểm soát giảm hơn 198 tỷ đồng chủ yếu do quý 1/2019 không phát sinh lợi nhuận từ việc chuyển nhượng vốn.

So với kế hoạch, 3 tháng đầu năm Công ty lần lượt thực hiện được 22,4% chỉ tiêu doanh thu và hơn 23% chỉ tiêu LNTT (quý 1/2019 đạt 161 tỷ đồng LNTT).

ĐHĐCĐ Gemadept: Gemalink lúc đi vào hoạt động sẽ hưởng lợi mặt bằng giá mới, đẩy mạnh tiếp thị nhằm hưởng lợi từ chiến tranh Mỹ - Trung - Ảnh 1.

Năm 2019, Công ty sẽ tiếp tục chiến lược 5 năm giai đoạn 2016-2020, mục tiêu tăng gấp đôi lợi nhuận mảng Logistics và khai thác cảng giai đoạn sau 2020. Rủi ro của ngành cảng biển theo đại diện Công ty xuất phát từ các chính sách thay đổi trong tương lai, còn ngắn hạn thì rủi ro từ chi phí giá dầu...

Trong đó, về mảng khai thác cảng, năm nay Công ty dự sẽ đầu tư vào 2 dự án trọng điểm mới, bên cạnh tiếp tục khai thác 6 cảng hiện hữu, bao gồm:

(1) Cảng Nam Đình Vũ – GĐ2: Dự án nằm tại Lô CA1, Khu phí thuế quan và Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, TP Hải Phòng. Toàn dự án có quy mô 66ha, là một tổ hợp gồm 6-7 bến với tổng chiều dài càu 1,5 km; có thể chứa tàu tải trọng tối đa 40.000 DWT. GĐ1 của dự án có diện tích 22ha, vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, công suất 500.000 Teu/năm đã đi vào khai thác từ ngày 4/2/2018. Theo đại diện Công ty, việc đưa vào khai thác Cảng Nam Đình Vũ – GĐ1 trong giai đoạn này được xem là một bước ngoặt mới.

Về GĐ2, Công ty dự kiến khởi công ngay sau nửa cuối năm – quý 3/2019, với tổng vốn tương đương GĐ1 ở mức 1.500 tỷ đồng. Gemadept cũng lên kế hoạch sẽ khai thác ngay sau khi khởi công 1 năm, rơi vào tầm quý 3/2020.

(2) Dự án Cảng nước sâu Gemalink – GĐ1: Dự án nằm tại cửa sông Cái Mép, cửa ngõ đi vào cụm cảng Cái Mép – Thị Vải – Bà Rịa – Vũng Tàu, có tổng diện tích hơn 72ha, công suất 2,4 triẹu Teu. Đây là cảng duy nhất Việt Nam có khả năng tiếp nhận tàu với tải trọng lên đến 200.000 DWT. Đối tác với Gemadept tại dự án này là CMA CGM – hãng tàu lớn thứ tư thế giới và các thành viên liên minh của CMA CGM như Ocean Alliance.

GĐ1 dự án có diện tích 33ha, tổng vốn đầu tư 330 triệu USD, công suất vào khoảng 1,5 triệu Teu. Hiện, Gemadept đã tái khởi động và dự kiến đưa vào khai thác trong quý 3/2020.

Thảo luận

1. Hiệu suất tại cảng Nam Đình Vũ 2019 dự kiến bao nhiêu?

Đây là một dự án lớn, GĐ1 dự kiến đạt 100% công suất thiết kế sau 3 năm đi vào hoạt động, tức năm 2020 (500.000 Teu/năm). Kế hoạch đến năm 2022, sẽ khai thác 100% công suất thiết kế cả 2 giai đoạn.

2. Các mặt hàng chính qua hệ thống cảng Gemadept?

Các cảng Gemadept là public phục vụ tất cả các hàng hoá qua cảng, do đó sẽ phụ thuộc vào thời vụ cũng như nhu cầu sản xuất, kể tên có vật liệu, hàng nông sản… Nếu tách theo khu vực, ở khu vực phía Nam mặc hàng chính là phục vụ cho nhà máy lớn chuyên nhập nguyên liệu về phục vụ chế tạo sản phẩm xuất khẩu như giấy phế liệu, mặt hàng điện tử gia dụng như máy giặt… (ở Samsung khu công nghệ cao quận 9), gỗ…

3. Phí cảng mới tăng thì tác động như thế nào đến Công ty?

Theo Thông tư mới thì giá bốc xếp hàng xuất khẩu tăng, còn hàng nội địa thì không tăng do đó doanh thu ở các cảng Cảng Đình Vũ dự kiến tương ứng tăng 7-8%.

Với cảng Gemalink dự kiến ngay khi ra đời cũng sẽ có doanh thu tăng do đã được áp dụng mặt bằng giá mới cao hơn.

4. Hưởng lợi như thế nào từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?

Ai cũng biết chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thì Việt Nam là quốc gia hưởng lợi, và Gemadept thời gian qua cũng đã có những tiếp thị với các hãng tàu khu vực để tăng thêm chuyến khi các nước chuyển hàng về. Còn rủi ro ùn tắc có thể chưa xảy ra vì còn dư thừa năng lực bốc xếp ở một số cảng khu vực Hải Phòng.

5. Việc hợp tác với CJ Logistics đến nay đã đi đến đâu?

Việc hợp tác với CJ Logistics đến nay đã hơn 14 tháng, thời gian đó Công ty giành thời gian để tiến hành tổ chức lại bộ máy holdings, thiết lập quy chế vận hành của công ty mẹ cũng như cho các công ty con… những công tác này đúng là đã mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, vị này nhấn mạnh đây là công việc quan trọng, thông qua đó xác định được các pháp chế để các công con hoạt động bền vững, lâu dài.

Về phía CJ Logistics, đến nay đơn vị này đã hỗ trợ Gemadept về công nghệ, hệ thống, phần mềm… đồng thời hỗ trợ kinh nghiệm quản trị khách hàng chuỗi trong quan hệ cung ứng. Đồng thời, CJ Logistics cũng đã giới thiệu một số khách hàng đa quốc gia, đặc biệt đến từ Hàn Quốc cho Công ty.

Hơn hết, CJ Logistics đã cung cấp được các sản phẩm tư vấn Logistics, hiện ghi nhận đã có 2-3 khách hàng lớn sử dụng sản phẩm này. "Chúng ta sẽ thiết kế lại toàn bộ hệ thống Logistics của khách hàng từ đó hỗ trợ họ nâng cao năng lực cạnh tranh, đây là một dịch vụ mới trênthị  trường", đại diện Gemadept cho biết.

Đồng thời, như đã đề cập trước đó, đến nay CJ Logistics cũng đã giới thiệu chó Gemadept cho các đối tác là công ty con trên toàn cầu, bao gồm có một số đối tác chủ chốt như Trung Quốc, Trung Đông… Như vậy lợi ích là Gemadept đã phát triển hệ thống liên kết toàn cầu chung với CJ Logistics, phía đối tác cũng sẽ hỗ trợ Công ty hợp tác với một số khách hàng lớn mới như Samsng, Orion, PepsiCo…

Nhìn chung, hợp tác này đang đi đúng hướng ban đầu, phía Gemadept khẳng định. Nói thêm, Gemadept còn cho biết hai bên có sự chia sẻ trao đổi nhân viên, Gemadept cho rằng đây là cơ hội rất quý để được tham quan, học hỏi cũng như tham gia hội thảo tại CJ Logistics.6. Kế hoạch với mảng cao su?

Cây cao thì Công ty sẽ dừng trồng mới, chỉ dừng lại ở khâu chăm sóc diện tích hiện hữu. Trong đó, lô đất trồng đầu tiên dự trong năm nay sẽ khai thác thử, vì hiện giá trên trị trường vẫn chưa cao.

7. Thông tin về một số dự án bất động sản?

Hiện, dự án Saigon Gem (diện tích 3.640m2) hiện thủ tục pháp lý đang trong quá trình hoàn tất, theo kế hoạch sẽ triển khai vào năm 2020.

Dự án Viêng Chăn – Lào đang xây dựng phần móng, sẽ thoái vốn ngay khi có người trả giá hợp lý.

8. Việc đầu tư các cảng trọng điểm thì cơ cấu nguồn vốn huy động thời gian tới của Công ty như thế nào?

Việc tăng vốn thì Công ty luôn cân đối nguồn để đảm bảo lợi ích các bên. Thời gian qua Gemadetpt đã được nhiều tổ chức tín dụng, ngân hàng Việt Nam hỗ trợ hàng ngàn tỷ đồng. Đặc biệt, đối tác CMA có tiến hành thu xếp vốn quốc tế tuy nhiên chưa được, còn riêng Gemadept cũng đã cân đối được nguồn vốn để triển khai Cảng Gemalink.

Dự án Nam Đình Vũ - GĐ2, dự án GĐ1 đã hoà vốn và bắt đầu thu lợi nhuận, do đó đánh giá triển vọng tốt nên nhiều đơn vị tài chính sẵn sàng tham gia tài trợ vốn cho dự án này. Theo đó, việc thu xếp vốn cho Nam Đình Vũ - GĐ2 dự kiến khả thi.

Còn thông qua phát hành trái phiếu, thì chi phí lãi phải trả ngay, so sánh hiệu quả Gemadept đã chọn huy động vốn từ ngân hàng, tổ chức tín dụng. 

ĐHĐCĐ Gemadept: Gemalink lúc đi vào hoạt động sẽ hưởng lợi mặt bằng giá mới, đẩy mạnh tiếp thị nhằm hưởng lợi từ chiến tranh Mỹ - Trung - Ảnh 2.

Tri Túc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên