MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đi câu ở con sông dài nhất Ý, bắt được 'quái thú nước ngọt' 2,8 mét: Lập luôn kỷ lục thế giới!

16-06-2023 - 22:30 PM | Sống

Đi câu ở con sông dài nhất Ý, bắt được 'quái thú nước ngọt' 2,8 mét: Lập luôn kỷ lục thế giới!

"Đây là con cá da trơn lớn nhất mà tôi từng thấy trong 23 năm qua".

Một cần thủ người Ý đã bắt được con cá da trơn khổng lồ được xem là con cá da trơn lớn nhất từng được tìm thấy trong vùng nước đục ngầu của sông Po - con sống dài nhất của Ý, nơi kỷ lục thế giới trước đó về con cá da trơn lớn nhất vừa được thiết lập chỉ 2 tháng trước.

Chủ nhân của con cá da trơn khổng lồ lần này là Alessandro Biancardi, một cần thủ người Ý.

Anh đã câu được một con cá da trơn khổng lồ, dài 2,85 mét từ vùng nước nông của sông Po thuộc vùng Lombardy, miền bắc nước Ý. Thành tích đánh bắt này đã phá kỷ lục thế giới trước đó về con cá da trơn lớn nhất (Silurus glanis) từng bị bắt, dài hơn 4 cm so với kỷ lục cũ.

"Khi nó xuất hiện lần đầu tiên, tôi thực sự nhận ra rằng mình đang đụng độ một con quái thú. Đây là con cá da trơn lớn nhất mà tôi từng thấy trong 23 năm qua" - Cần thủ Alessandro Biancardi cho biết.

Đi câu ở con sông dài nhất Ý, bắt được 'quái thú nước ngọt' 2,8 mét: Lập luôn kỷ lục thế giới! - Ảnh 1.

Con cá da trơn khổng lồ này có thể phá kỷ lục trước đó về con cá da trơn lớn nhất từng bị bắt với kích thước 2,85 mét. Ảnh: Alessandro Biancardi

Sau khi chật vật đưa được con cá khổng lồ lên bờ, Alessandro Biancardi và những người hỗ trợ đã tiến hành đo kích thước của con cá da trơn, trước khi thả nó trở lại xuống sông. Sau đó, cần thủ người Ý đã gửi hình ảnh và số liệu đến Hiệp hội cá cảnh quốc tế (IGFA) để họ nhập dữ liệu về con cá da trơn khổng lồ này.

TĂNG TRƯỞNG KHỦNG KHIẾP

Cá da trơn Wels là loài cá nước ngọt lớn nhất ở châu Âu, không bao gồm các loài di cư vào đất liền từ biển để sinh sản (gọi là loài Anadromous). Loài cá được đánh giá cao này có nguồn gốc từ Trung và Đông Âu nhưng đã được du nhập vào các khu vực khác của lục địa trong 25 năm qua, với quần thể "mọc lên như nấm" ở các con sông lớn trên khắp Ý, Pháp và Tây Ban Nha.

Sông Po, uốn khúc qua miền bắc nước Ý và qua các thành phố Turin và Piacenza, là nơi sinh sống phong phú của cá da trơn cỡ lớn.

Kỷ lục đánh bắt ca da trơn lớn nhất thế giới trước đó (dài 2,81 mét), cũng được kéo lên từ sông Po vào ngày 12/4/2023.

Per Larsson, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Linnaeus ở Thụy Điển, người nghiên cứu về các loài cá săn mồi, cho biết: "Cá da trơn Wels được đưa vào sông Po vào khoảng năm 2000. Khi một loài cá (như cá da trơn) được đưa vào một môi trường mới, thích hợp, thì tốc độ tăng trưởng sẽ rất khủng khiếp".

Đi câu ở con sông dài nhất Ý, bắt được 'quái thú nước ngọt' 2,8 mét: Lập luôn kỷ lục thế giới! - Ảnh 2.

Alessandro Biancardi và các bạn bên con cá da trơn khổng lồ. Ảnh: Alessandro Biancardi

Giáo sư Per Larsson đã nghiên cứu quần thể cá da trơn trong môi trường sống cực bắc của chúng ở Thụy Điển, nơi những loài động vật này có tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhiều so với các vùng phía nam do khí hậu lạnh hơn.

Trong một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên tạp chí Báo cáo khoa học, Giáo sư Larsson và các đồng nghiệp đã ghi lại tài liệu về một cá thể cá da trơn dài 1,95 mét  — con lớn nhất trong tổng số 1.183 con cá da trơn từng bị bắt trước đó — và họ ước tính nó khoảng 70 năm tuổi.

Tuy nhiên, cá da trơn đánh bắt ở các vùng châu Âu ấm hơn thường ít tuổi hơn thế nhiều. Giáo sư Larsson ước tính con cá trê wels được đánh bắt gần đây có lẽ khoảng 20 đến 30 năm tuổi, nhưng "một con cá có kích thước như vậy nếu đánh bắt ở Thụy Điển thì tuổi có thể lên đến 100 năm".

Giáo sư Larsson cho biết thêm, nhiệt độ cao, môi trường thích hợp và nhiều thức ăn có thể góp phần tạo nên kích thước khổng lồ của loài cá da trơn này.

Tuy nhiên, thực tế là, sông Po đang cạn kiệt liên tục trong 2 năm trở lại đây do lượng tuyết rơi giảm xuống, điều này có thể gây rắc rối cho những con cá khổng lồ. Vào đầu tháng 4/2023, mực nước xuống thấp như vào mùa hè năm 2022, khi hạn hán khắc nghiệt làm lộ ra một quả bom chưa nổ từ thời Thế chiến thứ hai trên bờ sông Po.

Không rõ hạn hán sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cá da trơn nói chung, nhưng các loài được đưa vào có thể thích nghi tốt hơn so với cá tầm Adriatic bản địa (Acipenser naccarii), loài cá da trơn gần như đã bị xóa sổ hoàn toàn.

Bài viết sử dụng nguồn: Livescience

Theo Trang Ly

Tổ Quốc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên